- Thư Trúc Lâm
- Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2561 - 2017
- Những Sắc Thái Đặc Thù Của Phật Giáo - Nguyễn Trần Ai
- Tư Tưởng Thiền Tông Việt Nam - Như Hùng
- Thân ở Đâu Tâm ở Đó - Thích Quảng Thanh
- Thông Báo Rải Tro Cốt & Cầu Siêu Người Quá Cố
- Cốt Tuỷ Tâm Kinh - Đỗ Hoàng Duyệt
- Dấu Ấn Trên Dòng Thời Gian - Như Như
- Báu Vật - Nhuận Hùng
- Lễ Phật Đản, Phật Tử Nên Làm Gì ? - Lâm Hoài Thạch Sưu Tầm
- Câu Hỏi Lớn Trên Đỉnh Núi Tuyết - Diệu Huyền
- Chợt Nhớ Về Một Dòng Sông - Nguyễn Quang Đức
- Mục Đích Bồ Tát Hộ Minh Thị Hiện Đản Sanh Vào Cõi Ta Bà - Ấn Độ - Lê Bảo Kỳ
- Gõ Cửa Vô Thường - Như Hùng
- Hạt Muối Trở Về Đại Dương - Thanh Trí Cao
- Nỗi Buồn Tháng Tư - Kathy Nguyễn
- Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Cầu Siêu cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn
- Mùa Phật Đản Nhớ Về Mẹ - Kiều Mỹ Duyên
- Chữ Như TRONG VĂN HỌC NHÂN GIAN & PHẬT GIÁO -Đức Hạnh
- Khi Người Kéo Màn Ngủ Quên - Huệ Trân
- Góp Nhặt Sao Trời - Thơ Thanh Trí Cao
- Ta Như Khúc Gỗ Trôi Sông - Chánh Minh Trung
- Mùa Phật Đản - Chùa Bảo Quang Phát Cơm Cho Người Vô Gia Cư
- Ngôi Chùa Mới Tại Quận Cam - Thanh Tâm
- 1975 - Tháng Tư Đen - Trùng Dương
- Lịch Sinh Hoạt Hành Tuần
- Tâm Thư
Chữ Như
TRONG VĂN HỌC NHÂN GIAN & PHẬT GIÁO
Đức Hạnh
(Tiếp theo số báo 66 kỳ trước...)
Tư tưởng kinh Hoa Nghiêm và những đạo sư thiền định đã nói rằng Phật hiện hữu trong mọi bản thể vạn pháp, như đã ghi lại trên, chính là lời giải thích thêm của cụm từ “Ngộ nhập Phật tri kiến”. Có nghĩa là, lời nhắc nhở lại người đi tìm cho mình con đường giải thoát bằng Phật pháp, hãy đưa tâm vào thực tại, (thực tại là chân như) quán niệm đạo lý 10 Như Thị, để nhận ra thực tướng vạn pháp (vạn hữu và con người) hiện hữu ngay trước mặt, và khắp mọi không gian trên vũ trụ này là vô ngã, không tự thể, tất cả đều do vô số nhân duyên giả hợp mà được có bản thân. Cho nên mới nói “ Thực tại là Chân như).
Rời bỏ tất cả nhân duyên ra, không còn gì gọi là Ngã (Ta). Ngộ được đạo lý 10 Như Như Thị, tức là thấy Phật (tri kiến Phật), đó là con đường giải thoát.
Như vậy, Phật tử chúng ta nên chọn cụm từ số 7: “KHÔNG, chính là thực tướng, đó là thực tướng của chư Phật, mới đích thực là Như của thực tướng”.
Câu trên hơi khó đối với quý vị. Do vậy, quý vị tự hỏi lại mình : “Thực tướng của chư Phật, là gì ?”. Thấy ngay liền: “ KHÔNG, chính là thực tướng của Phật ! Tức là tâm trống rỗng, không còn mẩy may phiền não, hữu ngã, kiến chấp, ác trược… nào cả, là cấp độ toàn giác. Tâm KHÔNG này luôn hằng chuyển trên dòng tâm thanh tịnh, yên lặng tuyệt đối trong vô lượng kiếp. Mặc dù đối cảnh, đối người…, nhưng, không bị Đời (nhiều hạng người và mọi hoàn cảnh) chi phối. Nói như lời Phật : “ Ta sanh ra, lớn lên giữa đời, Ta không bị đời chi phối, Ta là Phật” . Tức là vẫn thấy, biết hết tất cả là Như vậy. Biết trong im lặng, tỉnh thức, không sử dụng tâm phân tích, khái niệm, tính toán, so đo, hơn thua, thương, ghét… gọi là người bộ hành không cô đơn. Hay còn gọi là “Im lặng như chánh Pháp”. Khi cần nói Pháp hóa độ chúng sanh, thì chư Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng liền nói đúng chánh pháp, gọi là “Nói năng như chánh Pháp”
Để trợ giúp cho tâm phật tử chúng ta được thường hằng an trú trên dòng sóng thanh tịnh, đó là cách đóng 5 cánh cửa trước ở thân ta lại. Năm cánh cửa là : Mắt, Tai, Mũi, Miệng và Thân. Mắt thấy sắc trần. Tai nghe mọi thứ âm thanh. Mũi ngửi mọi thứ hương vị. Miệng nếm các gia vị. Thân chạm xúc vào các vật cứng, mềm, bén, nhọn, êm đềm,…
Nghĩa “đóng lại 5 cửa trước” ở đây, không phải đóng kín hẳn (close) : nhắm mắt, bịt tai, bịt mũi, ngậm miệng, bó tay, cột chân…Mà là vẫn thấy, nghe, ngửi, nếm (các gia vị vào miệng), tay va chạm vào các vật thể…trên vận hành sinh hoạt cho đời sống hằng ngày, và tu tập, thì không thể không thấy mọi vật, nghe âm thanh, biết các mùi vị, đụng chạm các vật thể trong đời sống Đạo và Xã hội…Nhưng, không khởi tâm đam mê, đi tìm kiếm, luyến tiếc, tham đắm, mê say, tưởng nhớ, phân tích, thèm thuồng, mong muốn, ước muốn, đố kỵ, nói thầm, nổi giận âm ỉ, dán nhãn, bực tức,…Nếu 5 thức trước và tâm cùng liên đới nhau một cách tích cực đối với các hành giả tu tập Phật pháp, thì nhất định sẽ bị “Tám Ngọn Gió” (bát phong) cảnh trần làm lay động tâm thức, rồi sinh ra vọng tưởng và lắm điều bất an. Tám Ngọn Gió : 1- Lợi. 2- Suy. 3-Hủy. 4-Dự. 5-Xưng. 6- Cơ. 7-Khổ. 8-Lạc. Nghĩa của tám thứ:
Lợi: điều gì làm cho thỏa mãn ý muốn của mình, thì vui sướng, hỷ hả lên.
Suy: điều gì không làm cho mình thỏa mãn, thì sinh tâm oán ghét, giận hờn.
Hủy: lời chê bai sau lưng mình. Tức thì tâm bị điên đảo, buồn lòng.
Dự: lời khen, ca ngợi sau lưng. Khi được nghe biết đến, liền cảm thấy vui mừng.
Xưng: Được ai đem lời khen, ca tụng trước mặt mình. Tức thì có trạng thái vui sướng ra mặt.
Cơ:bị ai đem lời chê bai ngay trước mặt, liền ra mặt bực tức, sân hận.
Khổ: đau thương, buồn phiền, sầu muộn. Do nghe biết mọi sự mất mát nào đó.
Lạc: vui mừng, sung sướng. Do nghe biết mình, hay người thân đang được và sẽ được điều lợi ích nào đó...
Với những hành giả tu thiền hay tịnh độ, hay giáo pháp Vô ngã, không bao giờ khởi tâm vui mừng, sung sướng, hỷ lạc,… đối với những gì mình, người thân được có. Cũng như không bao giờ đem tâm giận hờn, buồn phiền, oán trách, thương tiếc …những gì mình và người thân bị mất. Mất, Còn, Được, Có đã được Phật nói trong 10 chân lý Như thị.
Trong truyền Đăng Lục, có nói về trường hợp Hòa thượng Hương Nham, là bậc học và nghiên cứu Phật pháp thâm sâu nhưng, một hôm gặp tổ Huy Sơn, qua sự hàn huyên, tổ Huy Sơn bèn hỏi Hòa Thượng Hương Nham một câu : “ Lúc cha mẹ chưa sanh ra ta, vậy thử nói một câu xem sao ?” Ngài Hương Nham nín lặng, toát mồ hôi, xá tổ Huy Sơn, vội vàng về phòng, đem hết kinh sách đã học ra, mà đọc lại từ đầu đến cuối, hai ba lần như vậy, để tìm câu trả lời. Nhưng rốt cuộc, cũng chẳng tìm thấy. Ngài liền đem hết kinh luận ra, đốt sạch. Rồi qua đất Nam Dương học hỏi lại nơi Tuệ Trung Quốc Sư một cách công phu hơn trước ở ngài Bách Trượng. Một hôm ngài Hương Nham ra vườn chặt cây, phát cỏ, ngài nhặt miếng mảnh sành, quăng (ném) ra khỏi vườn, miếng mảnh sành đánh trúng vào thân cây trúc, phát ra một tiếng ngân vang kỳ lạ, hòa thượng Hương Nham bỗng nhiên hoát ngộ (tỉnh ngộ). Hòa thượng Hương Nham liền vào chùa, tắm gội, đốt hương hướng về tổ Huy Sơn mà tỏ lời rằng : “Kính lạy tổ Huy Sơn, ngài thật là bậc đại từ bi. Ân ngài còn hơn cha mẹ sinh thành ! Nếu như ngài vì ta mà nói ra trước đây, thì ngày hôm nay làm sao ta được đắc ngộ này !”.
Vấn đề hoát ngộ, tỉnh ngộ, đắc ngộ.
Trong các giới Phật tử VN xưa nay, ắt hẳn có vị đã từng nghe chư Tăng hay Phật tử nói đến các bậc tu hành (xuất gia, tại gia) đã hoát ngộ, đắc ngộ. Đến khi hỏi lại vị Tăng đó, Cư sĩ kia được hoát ngộ về đạo lý nào vốn đã học, đã tu ? Thì người kể nói rằng hoàn toàn không biết, chỉ nghe qua, rồi kể lại thôi. Chẳng hạn câu chuyện, một bà mua thịt tại quầy thịt. Sau khi ông bán thịt đưa miếng thịt cho bà khách đã chỉ định nhưng, bà nói miếng này không ngon, xin đổi lại miếng khác. Ông bán thịt chìu khách, đưa tay chỉ vào một miếng trong tủ, bà lắc đầu. Ông chỉ miếng khác, bà gật đầu. Đến khi đưa ra cho bà, bà cầm trong tay, thì lại nói miếng thịt này không ngon, xin đổi miếng khác. Ông bán thịt không nói, im lặng qua một giây, liền chặt lưỡi dao phay xuống tấm thớt thật mạnh, làm cho con dao dính cứng, đưa lưng, đưa cán lên, cùng âm thanh giận dữ : “Miếng thịt nào là miếng thịt ngon, không ngon ?”
Lúc ấy có vị đạo sư trên núi xuống phố, đứng gần đó, liền hoát ngộ sau khi nghe tiếng ông bán thịt nói một cách giận dữ đối với bà khách mua thịt. Vị sư vội vàng trở về núi.
Phải nói rằng; chư Tăng, Phật tử Việt Nam các giới trước khi chọn cho mình một pháp môn tu : Thiền, Tịnh độ, Mật tông, Giáo pháp phá chấp…, để có tâm vô ngã, đều phải học qua nhiều giáo pháp : Tứ đế, Bát Chánh Đạo, Thập thiện nghiệp đạo, Nhân quả, Thập nhị nhân duyên,v.v…là một quy luật liên đới : “Một pháp có mặt trong tất cả pháp. Tất cả pháp có mặt trong một pháp”, cho những ai tu các Pháp môn nói trên cần phải biết đến sự liên đới các pháp. Điều này được chứng minh qua nhiều vị Tăng giáo thọ bên VN trước 75 và hải ngoại hiện nay. Chẳng hạn 3 vị đạo sư sau đây: Hai vị giảng về Thiền, đó là Hòa thượng Thích Thanh Từ và HT Thích Nhất Hạnh, và vị giảng Tịnh độ, đó làThượng Tọa Thích Ngộ Thông.
Ba vị đạo sư nói trên, trước khi giảng Thiền, Tịnh độ, ba Ngài đều giảng nói một số giáo pháp cơ bản như : Tứ đế, Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, v.v… Điển hình rõ nét HT Thanh Từ giảng thiền tại chùa Vạn Hạnh ở thành phố Santee, California vào tối thứ sáu, khoảng tháng ba, năm 1996. Chính người viết đã đến dự và được nghe Ngài nói: “Trước khi nói về Pháp Thiền, tôi nói đến một số giáo lý”. Hôm đó, Ngài nói Bát Chánh Đạo và Nhân duyên sinh, sau đó mới nói đến pháp thiền và cách hành thiền.
Với HT Thích Nhất Hạnh, hầu hết Phật tử Việt và Mỹ ở California, mỗi lần về Tu viện Lộc Uyển- Escondido- San Diego, để dự khóa tu, đều được nghe HT Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giảng nhiều đề tài giáo lý, sau đó mới nói đến Tịnh độ là đây, từng bước chân tỉnh thức, đối cảnh, đối người tâm trở về thực, an trú trong tỉnh lặng, vân vân…
Cũng giống như hai vị Thiền sư, hễ mỗi lần có khóa tu Tịnh độ ở bất cứ nơi đâu, Thượng Tọa Thích Ngộ Thông, trước khi đi vào lý thuyết Tịnh độ, Ngài Ngộ Thông thường nói đến một loạt bài Bát Chánh Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, Nhân duyên sinh, trí tuệ Bát Nhã…Sau đó mới nói khế lý niệm Phật và hướng dẫn cho đại chúng kinh hành niệm Phật.
Sở dĩ các vị đạo sư nói chung, trước khi giảng và thực tập Thiền, Tịnh độ, Mật tông, Tâm vô ngã…cho Phật tử. Quý Ngài thường giảng Phật pháp, điển hình như ba vị nói trên, đều có mục đích. Mục đích đó là; làm cho cái Tâm của Phật tử trên bước đường học Phật pháp, thực tập Thiền, Tịnh độ, Mật, Tâm vô ngã luôn được vững mạnh, không bị lay chuyển trước sắc trần. Qua đó cho ta thấy; những bài giáo lý được biểu thị cho những chất liệu xây dựng cái đài sen, cánh sen. Còn cái tâm tu Thiền, Tịnh độ, Mật tông, Vô ngã…chính là Nhụy sen. Đài sen, cánh sen không vững, thì nhụy sen cũng sẽ bị ngả nghiêng bởi tám ngọn gió cảnh trần. Điều này cho thấy, một số hành giả tu Thiền, Tịnh độ… mà còn Sân hận, Si mê, Chấp ngã…
Như vậy, quý Phật tử các giới, sau khi đọc xong bài Như Thị, hãy đem tâm tư duy về hai vị : Hòa Thượng Hương Nham và vị Sư ở núi xuống, đã được hoát ngộ bởi giáo pháp nào có liên đới với lời nói và trạng thái sân si của ông bán thịt ? Bởi vì, một cá nhân hành giả (Tăng, Cư sĩ) đi tìm cho mình con đường giải thoát bằng cách học nhiều Phật pháp và thực hành ra giữa trường đời, ắt hẳn phải bỗng nhiên hoát ngộ một pháp trong các giáo pháp đã học, đã tu?
HÀNH GIẢ GIÁC NGỘ
Bất cứ những hành giả nào có học và thực tập Phật pháp, để tìm cầu cho mình con đường giải thoát, là phải có một lần hoát ngộ. Không hoát ngộ, không thể giải thoát. Sự hoát ngộ của các hành giả trong cuộc đời tu hành, có thể một lần, hay hơn nữa. Nói rõ hơn, có bao nhiêu giáo pháp trong lòng tay của Như Lai, là có bấy nhiêu lần hoát ngộ của những hành giả học và tu tập Phật pháp. Nhưng,tâm thức hoát ngộ, không hạn định thời gian, nơi chốn, rất thình lình, bỗng nhiên, đột xuất gọi là tu nhất kiếp, ngộ nhất thời là như vậy. Hành giả hoát ngộ bởi một giáo pháp nào đó, chứ không ngộ cùng lúc hai giáo pháp, khi bản thân đối diện trước mọi hiện tượng, sự việc, sự cố nào đó đang xảy ra hằng ngày trong đạo, ngoài đời, mỗi mỗi được ăn khớp vào khế lý giáo pháp đã học, đã tu, mà thấy được; như thấy những chiếc lá lìa cành; chiếc rơi xuống gốc, chiếc qua hàng xóm, chiếc bay sang, mà ngộ được đạo lý vô thường. Như thấy con bướm đang uốn mình chui ra khỏi cái vỏ con sâu, mà ngô được đạo lý hóa sanh. Như thấy điển chớp rồi nghe tiếng sấm vang dội trong trời chiều chuyển mưa, mà ngộ được đạo lý duyên khởi (nhân duyên). Như thấy hành động hung hãn, đanh thép và tiếng nói gắt gỏng của một người đối với một người, mà ngộ được 3 đạo lý sân, si, chấp ngã, Vân vân.
Trạng Thái Hoát Ngộ. Những người học Phật được hoát ngộ rất im lặng, không tuyên bố, nói lên : “Tôi đã được hoát ngộ, ngộ đạo”, tự mình biết lấy. Sau đó, người ngộ đạo tuần tự thay đổi tánh tình…vốn hiền lành, tử tế, lại càng hiền lành, tử tế hơn trước. Thêm một số trạng thái nữa, là ít nói, thường im lặng hơn, (im lặng như chánh Pháp), nếu nói, nói từ tốn đâu vào đó (nói năng như chánh pháp).
Người học Phật và tu tập, cho mục đích để giải thoát, mà không ngộ đạo, lấy gì để làm hành trang giải thoát ? Người Phật tử được ngộ đạo, đâu phải chỉ có những hành giả tu thiền định, quán chiếu vào nghĩa địa, xác chết để ngộ đạo lý vô thường ! Quán chiếu vào mọi bản thể các Pháp để thấy được, tất cả không tự thể, phải nhờ các duyên giả hợp mới có thân. Mà ngay cả người làm vườn, như HT Hương Nham đã hoát ngộ sau khi ném miếng mảnh sành, nó văng vào thân cây trúc, phát ra âm thanh kỳ diệu.
Người Phật tử thật sự có hoát ngộ, ngộ được bất cứ đạo lý nào đã học qua trong kinh điển, đều Thấy rõ Bốn đối tượng sau đây :
1- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nói riêng là đấng Cha lành chung của Bốn loài chúng sanh, là bậc Thầy của Trời, Người (Nhân Thiên), các giới trong đạo Phật đều có quyền thờ phượng, lễ bái bất cứ nơi đâu.
2- Kinh Phật, là, phương tiện giải thoát ra khỏi sinh tử, luân hồi, được Phật dạy chung cho hai chúng Tăng, Cư sĩ và cho những ai trên cõi đời này muốn giải thoát, là phải học, và tu tập.
3-Chùa, được biểu thị cho cõi tịnh độ chung cho tất cả Phật tử các giới và chư Tăng (một hay trên một) hiện hữu trong vai trò giảng luận kinh điển và hướng dẫn tri hành các giáo vụ văn học, văn hóa ma chay, cưới hỏi. Cho nên mọi người đều có bổn phận tiếp tục sống lục hòa, xây dựng, bồi đắp.
4- Cõi Niết Bàn. Niết bàn, là cõi không có quốc độ, biên cương, thành vách. Không gian của Niết bàn là tâm. Nói khác hơn, Tâm chính là cõi Niết bàn, khi nào tâm thường hằng trống rỗng, không còn mảy may vô minh, phiền não, ác trược nào cả, như cái thùng bên trong sạch trơn, trắng tinh một màu. Tâm Niết bàn gọi là tâm không, không còn bợn phiền não. Hành giả được có tâm không này, là do tu tập thiền quán, thường quán chiếu bản thân mình là thân 5 Uẩn và mọi bản thể vạn hữu, tất cả đều không tự có, phải do nhiều duyên giả hợp, kết tụ lại mới có. Do vì không tự thể, cho nên sẽ bị hoại diệt bởi định luật vô thường. Thể xác chết đi, chỉ còn lại cái Tâm- Một là Niết bàn, Hai là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Trời, Người, các loài A tu- la. Rồi tự mang theo những thứ Tưởng,(tâm thiện) những thứ Tình (tâm tà) qua cõi Chết. Tưởng nhiều thì siêu lên. Tình nhiều thì bị đi xuống 3 đường Ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Người tu tập Phật Pháp chính chắn đều thấy rõ cõi Niết bàn trong tâm, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cũng trong tâm. Tâm có cõi nào lúc sống, chết ra đi theo cõi đó không sai chạy đâu cả. Cho nên ngôi chùa là cửa Không. Phật pháp là phương tiện vào Niết bàn.Tâm người học và tu tập Phật pháp, là tự kiến tạo cho mình cái tâm Không, là Tâm Niết bàn, là cõi Niết bàn không đâu xa. Phật tử nào có tâm Không, chắc chắn sẽ vào cõi vô sinh, vô tử (Niết bàn). Ai đang có tâm Có (bản chất tham lam, sân, si, vật dục, đố kỵ, ác kiến, chấp ngã… ) sẽ bị vào cõi hữu tử, hữu sanh, hữu luân hồi.
Tâm Niết bàn của hàng Phật tử không phải có liền. Nói theo kinh văn : “Tự giác từng phần (Bồ đề tát đỏa). Nghĩa là mỗi ngày, vài hôm, vài tuần…ta giác ngộ một chân lý nào đó (một giáo pháp), như giáo pháp buông xả, là bỏ mọi ý niệm về nhân ngã, ngã sở một cách thật sự, không hững hờ, qua loa. Những ngày đến, ta lại thực tập giáo pháp khác, như nhẫn nhục trước mọi nghịch cảnh. Cho nên mới nói rằng; giờ phút nào, ngày nào ta xả bỏ tâm chấp ngã…Giờ phút đó, ngày đó ta có Niết bàn. Một khi ta được có tâm Niết bàn, ta phải gìn giữ đừng để mất là uổng lắm ! Hôm nay ta được có Niết bàn do xả bỏ tâm ác kiến, không đố kỵ, nói thầm. Mai ta có tâm Niết bàn do tu pháp nhẫn nhục. Mốt ta có tâm Niết bàn do tu không bè phái, biên kiến, dán nhãn. Ngày tới ta có tâm Niết bàn, do tu pháp bỏ tánh Tham. Sân, Si. Cứ có tâm giác ngộ (Niết bàn) từng phần như thế một cách không dừng lại, không để mất tâm Niết bàn đã được có. Đến một ngày nào đó, quý vị bỗng nhiên tự cảm thấy mình rất an lạc ở bất cứ nơi đâu, đúng với câu xứ xứ thường an lạc, do tâm xả bỏ hết tất cả, không còn đam mê (yểm ly) xa rời mọi thứ chức quyền, danh vọng, dục lạc cõi đời.
Để từ bỏ bản ngã, mọi người nên đọc một đoạn văn sau đây: “Vì quyến luyến người thân, ta bị khuấy động như sóng nước. Vì hận ghét kẻ thù, ta bị thiêu đốt như lửa cháy. Bởi vậy trong bóng tối của sự hổn độn, ta quên bẵng những gì nên làm và những gì không nên làm. Hãy từ bỏ bản ngã. Đấy là pháp hành Bồ Tát Đạo.”(Trích trong 37 pháp Hành Bồ Tát Đạo- của Bồ Tát Vô Trước).
Người Phật Tử Việt Nam, không thể không biết đến hằng trăm đạo lý trong Ba Tạng kinh điển Phật, là do Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni chứng đạo, thấy được, nói ra để cứu nhân loại được giải thoát sinh tử, luân hồi, chứ không phải do Phật sáng chế ra. Hằng trăm đạo lý ấy vốn đã và đang có trong vô số bản thể vạn hữu và con người khắp nơi trên vũ trụ.
Đức Hạnh