Phỏng vấn HT Thích Quảng Thanh, Viện chủ chùa Bảo Quang - Đoàn Trọng/ Việt Herald

15/09/201112:00 SA(Xem: 17482)
Phỏng vấn HT Thích Quảng Thanh, Viện chủ chùa Bảo Quang - Đoàn Trọng/ Việt Herald

Phỏng Vấn

HT. Thích Quảng Thanh, Viện Chủ Chùa Bảo Quang

 “Việt Cộng Chỉ Biết Hút Máu Đồng Bào,

 Chứ Không Đầu Tư Xây Chùa!”

chua_bq-web-content

 

Đoàn Trọng / Việt Herald

 

SANTA ANA, California: Một lần nữa, mùa Vu Lan báo hiếu lại về miền Nam California chúng ta. Nếu có dịp vào cuối tuần, nhân mùa Vu Lan, ghé qua khu vực đông cư dân người Việt tại Santa Ana, chắc không ai không ngạc nhiên và tự hào về sự trưởng thành và phát triển của các cơ sở tôn giáo trong cộng đồng chúng ta ở khu vực này.

 

Từ phía Bắc lần xuống phía Nam thành phố Santa Ana, những ngôi chùa khang trang như Bát Nhã, Hoa Nghiêm , Nghi Lâm, Phổ Đà, Huệ Quang, Bảo Quang...lừng lững trên nhiều khu đất rộng. Bên cạnh, song song là sự lớn mạnh của các cơ sở tôn giáo khác như nhà thờ Đức Mẹ La Vang, Trung Tâm Công Giáo OC, Thánh Đường Tin lành. Những nơi này, theo dòng thời gian, đã tự vươn lên với những nét hoành tráng đặc trưng cho văn hóa Việt Nam, làm thành nét tiêu biểu cho đời sống “Tâm Linh” của người Việt Hải Ngoại.

 

Trên con lộ mang tên “Newhope,” khách qua đường hẳn không khỏi ngạc nhiên, thán phụchãnh diện về một cơ sở Phật Giáo với đường nét kiến trúc Việt Nam đã vừa được hoàn thành ít lâu nay. Ngôi Phật tự và cũng là Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo chùa Bảo Quang, đã trở thành biểu tượng hiện thực cho tiến trình phát triển Phật Giáo Hải Ngoại trong thời gian khoảng 36 năm xa xứ.

 

Để tìm hiểu về sự hình thành và xây dựng cơ sở tôn giáo này, Việt Herald đã được vị Hòa thượng trụ trì Thích Quảng Thanh, cho phép thực hiện buổi chuyện trò trao đổi, tìm hiểu thân tình cùng Ngài bên ngoài khu chánh điện, và được hòa thượng trả lời như sau:

 

VH: Kính chào Hòa thượng. Mặc dù chùa vẫn đang trong giai đoạn cuối của công trình xây dựng, nhưng Hòa thượngPhật Tử chùa Bảo Quang sẽ tổ chức đại lễ Vu Lan vào chiều thứ bảy ngày 27 tháng 8 dương lịch, lúc 7 giờ tối. Có thể nói, lễ Vu Lan tại chùa Bảo Quang được tổ chức trễ so với các chùa tại miền Nam California. Ngoài chủ đề Mùa Báo Hiếu theo truyền thống, năm nay lễ Vu Lan tại chùa Bảo Quang còn mang ý nghĩa gì khác không, thưa Hòa Thượng?

 

HT Thích Quảng Thanh: Trước tiên, tôi xin trình bày cùng các Phật Tửđồng hương, dù việc làm đang rất bề bộn trong việc xây dựng “Trung Tâm Văn Hóa Bảo Quang” như quý vị hiện thấy rõ, chúng tôi vẫn không thể thờ ơ với việc cử hành ngày Đại Lễ Báo Hiếu, tri ân tứ thân phụ mẫu nhân mùa Vu Lan năm nay. Vu lan là một trong những lễ lớn của Phật Giáođặc biệtPhật Giáo Việt Nam. Nhưng không giống những chùa khác, chúng tôi chọn giờ chính thức cử hành đại lễ Vu Lan vào lúc 7 giờ tối. Chùa chú trọng lễ thắp nến cầu nguyện cho nhân loại sống chung hòa bình, với ngọn nến Vu Lan thắp lên để bày tỏ lòng hiếu hạnh với các bậc sinh thành. Thêm nữa, cũng không quên cầu nguyện cho Việt Nam sớm được sống trong Hòa Bình, Tự DoDân chủ. Ngọn nến sẽ được đốt lên trong mùa Vu Lan tại chùa Bảo Quang năm nay còn mang ý nghĩa kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam tôn trọng sự quyết tâm tranh đấu bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ. Đó là những ý nghĩa chùa Bảo Quang muốn chia sẻ trong mùa Vu Lan 2011. Chùa Bảo Quang chúng tôi kính mời các cơ quan truyền thong, báo chí và quý Đồng Hương- Phật Tử hoan hỷ quang lâm khuôn viên chùa vào tối thứ bảy, ngày 27 tháng 8, để góp phần cầu nguyện cho quê hương và tạ ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Đặc biệt nhân buổi lễ, chúng tôi có cơ hội trình bày cùng quý đồng hương về mặt kiến trúc quần thể của chùa Bảo Quang vừa tạm hoàn thành.

 

VH: Thưa Hòa Thượng, bất cứ ai đặt chân đến miền Nam California hoặc chỉ xem qua hệ thống truyền hình, đều không khỏi ngạc nhiên về sự trưởng thành ngày càng lớn mạnh của các cơ sở tôn giáo, trong đó có Phật Giáo. Đặc biệt, cơ sở chùa Bảo Quang là một trong những kiến trúc đáng ngưỡng mộ. Tiện đây, Hòa Thượng có thể cho biết cụ thể tiến trình thành hình trung tâm này như thế nào?

 

HT Thích Quảng Thanh: Chắc ai cũng đều đồng ý với tôi theo thời gian, Phật Giáo Việt Nam phát triển sau so với các cộng đồng khác tại Hoa Kỳ. Nói theo nghĩa bình dân là “sinh sau, đẻ muộn.” Chúng ta cùng làn sóng người Việt tỵ nạn Cộng Sản sau 1975, Phật Giáo đến Mỹ và phát triển cùng với cộng đồng người Việt hải ngoại tại đây. Khi tiếp cận với đời sống mới tại Mỹ, nhìn chung quanh, chúng ta thấy phần lớn cơ sở các tôn giáo như nhà thờ, nhất là chùa chiền rất hiếm lúc ban đầu. Phật Giáo Việt Nam từ khi có mặt tại Hoa Kỳ, vẫn đặt nền tảng trong sự nghèo khó: “Chùa rách Phật vàng”. Chư tăng chúng tôi lúc ấy chỉ đủ khả năng tìm ra những ngôi nhà nhỏ, từ đó cố tạo dựng cơ sở căn bản cho việc tu hành và phát triển Phật Pháp trong phạm vi giới hạn. Chúng tôi vẫn phải phát triển trong sự ràng buộc bởi luật pháp Hoa Kỳ. Nghĩa là những cơ sở nhỏ không đủ tiêu chuẩn để được nhìn nhận là ngôi chùa. Sau 36 năm lưu lạc quê người, cộng đồng người Việt chúng ta đã có phần tự hào về sự lớn mạnh và trưởng thành. Hoa Kỳ nói riêng và toàn thế giới nói chung, ngày nay không ai phủ nhận được sự kiện “Ở đâu có người Việt là ở đấy có Chùa.” Tại California, Phật Giáo đã thực sự góp mặt trong sinh hoạt chung của cộng đồng khoảng 36 năm, không lý do gì lại không vươn lên. Vươn lên ở đây có nghĩa là Phật Giáo phải đáp ứng những nhu cầu tín ngưỡngPhật Tử cần có cho đời sống tâm linh theo truyền thống tôn giáo. Sự lớn mạnh và phát triển không đơn thuần về mặt lễ nghi tôn giáo mà phải phù hợp sự an toàn cho thập phương lui tới nơi thờ tự, chẳng hạn: nhà kho, bãi đậu xe, nhà vệ sinh, nơi ăn uống v.v...đều phải đáp ứng theo quy luật của thành phố đề ra.

 

Vì những lý do trên, chư Tăng đã không ngừng cố gắng làm việc và vận động nhằm giải quyết các nhu cầu cần thiết khi muốn tạo dựng một cơ sở phục vụ tín ngưỡng. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng: Việc các cơ sở tôn giáo được trưởng thành và lớn mạnh như ngày nay, tịnh tài và công sức vẫn là do sự đóng góp tích cực của hầu hết các Phật Tử đạo tâm vững chắc. Nói tóm lại, ngôi chùa được xây dựng khang trang không hoàn toàn, thuộc về chư Tăng chúng tôi. Nếu Phật Tử không quan tâm, chắc chắn ngày nay không có những cơ sở, chùa chiền đầy đủ tiện nghi như vậy. Nếu ai đó có cơ hội đi qua khu thủ đô người Việt tỵ nạn và nói rằng: “Cơ sở Bảo Quang này do thầy Quảng Thanh sáng lập,” tôi xin mạn phép thưa rằng: công sức chính vẫn là do đồng bào người Việt tỵ nạn nói chung và Phật Tử nói riêng, đóng góp và xây dựng.”

 

VH: Xin Hòa thượng cho biết lai lịch việc mua lại khu đất này và công trình xây dựng khởi đầu như thế nào?

 

HT Thích Quảng Thanh: Tôi mua khu đất này với diện tích là 2.2 mẫu. Khu này trước đây là nhà thờ Tin Lành của người Cuba, đã trải qua nhiều đời đổi chủ, có cả chủ nhân từng là người Đại Hàn. Thời gian sử dụng làm cơ sở tôn giáo kể đến nay trên dưới 70 năm. Tôi mua với giá là 1 triệu 6.

 

VH: Xin lỗi Hòa Thượng về câu hỏi tế nhị: Làm cách nào Hòa thượng có được số tiền lớn ấy? 

 

HT Thích Quảng Thanh: Lúc đó, tôi đã có một cơ sở tạm gọi là chùa nhỏ. Tôi dự trù bán cơ sở này và cộng thêm số tiền của chùa đã tích trữ nhiều năm trong ngân hàng - phần còn thiếu, tôi mượn tạm của các Phật Tử. Âu cũng là nhân duyên. Tìm được nơi này, tôi bán cơ sở cũ của tôi cho các sư cô làm thiền viện Sùng Nghiêm. Điểm tôi muốn nói là cám ơn các Phật tử đã phát tâm cúng dường và cho mượn không lấy tiền lời. Nếu mượn ngân hàng thì chắc khó mà trả nổi hết được. May mắn nhờ có những lợi điểm như vậy nên sau 2 năm, chúng tôi đã hoàn trả đầy đủ cho các ân nhân Phật Tử.

 

VH: Sau khi sở hữu 2.2 mẫu đất này, Hòa Thượngđiều kiện nghĩ ngay đến việc xây dựng ngôi Phật tự gồm chánh điện, trai phòng và cả Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa Bảo Quang không?

 

HT Thích Quảng Thanh: Không dễ đâu anh. Thời gian chuẩn bị là 6 năm kể từ khi tôi dọn về đây với tâm nguyện hình thành Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Chùa Bảo Quang. Nhưng phải nói là từ khi còn ở chùa cũ, niềm mơ ước và chú tâm của tôi vẫn cố gắng xây dựng cho được một Trung Tâm Văn hóa Phật Giáo tại hải ngoại.

 

VH: Hòa thượng khởi công xây dựng cơ sở đầu tiên tại trung tâm này tốn mất bao nhiêu thời gian? Và nguồn tài chánh dựa vào đâu, thưa Hòa Thượng?

 

HT Thích Quảng Thanh: Tôi khởi công xây dựng văn phòng, nhà khách và nhà ăn, mất 8 tháng. Đó là kiến trúc đầu tiên tại đây. Tài chánh dùng cho công trình vừa nói do tiền của chùa sẵn có và tịnh tài cúng dường của các Phật Tử sau 6 năm trụ trì ở đây. Tôi có thể chia sẻ thêm về nguồn tài chánh của chùa, như hàng năm, vào các ngày lễ lớn, Tết Nguyên Đán, Phật Tử về chùa đều hoan hỉ cúng dường cho nhu cầu sinh hoạt cũng như xây dựng. Ngoài ra, hàng tuần các thầy trong chùa có bổn phận chủ trì các buổi lễ như: tang chế, cưới hỏi giúp Phật Tử theo truyền thống nghi thức Phật Giáo. Những việc ấy tuy không đòi hỏi tiền bạc gì cả, nhưng phần lớn Phật Tử đều hoan hỉ hồi hướng công đức cúng dường cho chùa.Tôi cố dành dụm những khoản tịnh tài này cho việc xây dựng trung tâm như anh đang thấy ngày hôm nay. Tôi thành thật nói rằng từ ngày đến định cư ở Mỹ, tôi không có nhu cầu xài tiền riêng cho bản thân. Chưa bao giờ dùng thời gian đi du lịch ở các quốc gia. Trải qua 26 năm tha hương và sống cuộc đời tu hành, có đi đâu cũng chỉ lo công tác Phật Sự mà thôi. Xe cộ, tiền bảo hiểm, đó là những nhu cầu phải có cho tất cả những ai sống trên đất Mỹ và tôi cũng không ngoại lệ. Trong tôi, lúc nào cũng nghĩ đến việc sớm hoàn thành ngôi chùa và Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Hải Ngoại.

 

VH: Xin Hòa Thượng cho phép hỏi thêm về việc mẫu thân hòa thượng đã thất lộc khá lâu, biết Hòa Thượng không về được để thọ tang cụ bà. Trong khi Phật Giáo đề cao hiếu đạo, đặc biệt trong mùa Vu Lan. Vậy, Hòa Thượng có nghĩ đã làm tròn chữ hiếu khi không thể có mặt để lo ma chay cho thân mẫu không? Hoặc Hòa Thượnghết lòng lo tiền bạc để chữa chạy cho thân mẫu lúc cụ bà lâm bệnh không?

 

HT Thích Quảng Thanh: Thật là câu hỏi hay và tế nhị. Thôi sẵn đây tôi cũng nói luôn. Lúc Bà còn tại thế, thời gian này tôi thường được mời đi làm các công việc trưng bày nghệ thuật hay thiết kế non bộ làm đẹp vườn nhà và được trả công. Lợi tức này tôi gởi về chu cấp thuốc men cho cụ bà theo nhu cầu cần thiết. Về việc sống hiếu hạnh với mẹ cho dù không biết thế nào mới là thực sự đầy đủ. Tôi chỉ biết cầu mong tấm lòng bao dung của mẹ hiền thương yêu người con tu hành như tôi. Cũng cần nói thêm, việc báo hiếu cha mẹ là bổn phận không thể thiếu, dù bất cứ ở giai cấp nào trong đó có cả những tu sĩ như chúng tôi. Tuy nhiên, tôi không về được ngày mẫu thân qua đời có nhiều nguyên nhân.

 

Thuở nhỏ tôi theo chị đến chùa lúc 5 tuổi, khoảng 12, 13 tuổi là chuẩn bị tập sự hành trình xuất gia. Mẹ sinh ra, song tôi được tu họcnuôi dưỡng bằng cơm nhà chùa. Do vậy, trách nhiệm của tôi là phải ưu tiên phục vụ đạo pháp. Đem cân đo giữa Hiếu và Trung, tôi nhận thức rằng, ở thời điểm Việt Nam đang nghiêng ngửa trong mùa pháp nạn, Phật Giáo đang tranh đấu để bảo vệ niềm tin, lương tâm người tu hành không cho phép tôi giẫm lên những thương đau của Phật Giáo và đất nước để về bên ấy cho dù tôi cần báo hiếu cùng Mẹ. Ngày nào, các bậc cao Tăng, các nhà tranh đấu còn quên đi sự nguy hiểm tánh mạng, đứng lên tranh đấu cho quê hương có tự do- dân chủ, ngày đó tôi không thể tự cho phép mình trở lại thăm viếng VN, dù với bổn phận làm con phải báo hiếu đấng sinh thành.

 

VH: Như vậy, sau khi giai đoạn đầu tiên hoàn thành, Hòa Thượng lấy niềm tin và tài chánh ở đâu để có thể lao vào công trình xây cất chánh điện?

 

HT Thích Quảng Thanh: Tôi trả lời với anh ngay, nguồn tài chánh từ đâu tôi có thể tiếp tục việc xây chánh điện? Xin thưa, do Phật Tử quá giỏi! Tôi không ngờ quý Đồng Hương- Phật Tử thành tâm như vậy. Dù tôi có ý nguyện, nhưng nếu Phật Tử không giỏi, tôi cũng không chu toàn được điều gì cả. Tôi xin đơn cử, trường hợp mỗi cây cột đứng bên cạnh anh đây. Khi tôi hỏi Phật Tử nào muốn đóng góp cho chùa một cây cột, tốn khoảng $3000 hoặc nhiều hơn. Phần lớn những Phật Tửđiều kiện đã không từ chối lời tôi gọi mời. Trong và bên ngoài hành lang chùa có hơn 40 cây cột, như vậy mỗi gia đình cúng một cây, chùa có một khoản tài chánh khá lớn.

 

Trong lúc vận động tài chánh để xây chùa, chúng tôi kêu gọi các Phật Tử hảo tâm, nếu có điều kiện, cúng dường một tượng Phật để thờ trong chùa vĩnh viễn được khắc tên ông bà, cha mẹ, mỗi bức tượng đóng $1,200. Đề nghị này cũng được đại chúng đáp ứng. Hiện nay có khoảng 730 bức tượng được an vị trong chùa. Những ý nguyệnlòng thành của họ chính là nguồn tài chánh trợ lực cho việc xây dựng chánh điện được khang trang như anh thấy. Phần lớn Phật Tử cúng dường đều lấy làm hoan hỷhãnh diện chốn trang nghiêm thờ phượng.

 

VH: Như hòa thượng vừa chia xẻ, việc cúng dường để xây dựng chùa phần lớn được đóng góp từ quý Đồng Hương - Phật Tử, thế nhưng lại có dư luận cho rằng cũng có sự đóng góp tài chánh từ phía Cộng Sản Việt Nam vào việc xây chùa Bảo Quang. Hòa thượng có câu trả lời nào về nghi vấn này?

HT Thích Quảng Thanh: Thật dễ để giải thích điều này: “Việt Cộng chỉ biết hút máu đồng bào để vinh thân phì gia, không bao giờ làm công việc phước đức như xây chùa chiền hay nhà thờ đâu.” Đừng cho Cộng sản cơ hội phao tin thất thiệt nhằm đánh giá cao về họ như vậy. Tôi dùng hai chữ “hút máu,” có thể ai đó cho là không phù hợp với vai trò tu hành của tôi. Nhưng thử hỏi, những ai chỉ trích thì xin có định nghĩa việc Cộng Sản cướp nhà, cướp đất, cướp của của đồng bào sau 75 là gì? Có khác gì với hành vi “hút máu” không? Ai cũng biết hiện nay người dân khiếu kiện tiếp tục đòi nhà cầm quyền Cộng Sản trả nhà, trả đất của họ bị tước đoạt phi lý.

 

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời nói của tôi: “Việt Cộng hút máu nhân dân để làm giàu cho chúng.” Tóm lại, chuyện vu khống là quyền của mọi người, tuy nhiên, đồn đãi rằng Việt Cộng đưa tiền để xây dựng chùa thì thật là quá “ấu trĩ” nếu không nói đây là lời lẽ do bọn chúng rêu rao để làm tốt không công cho Cộng Sản mà thôi. Việt Cộng có thể đầu tư vào các cơ sở thương mại hay kỹ nghệ ở Bolsa để lấy lợi, chứ bỏ tiền vào chùa thì bọn họ làm gì có tấm lòng đạo đức ấy? Nếu ai có thời giờcông tâm đến đây, tôi sẽ chứng minh bằng sổ sách ghi rõ danh tánh những ân nhânđạo tâm đóng góp từ nhỏ đến lớn, từ $50 đến $5000 hoặc $10,000. Tôi cảm thấy rất buồn cho những ai có sự suy nghĩ thiếu hiểu biết và kém cỏi đến vậy.

 

VH: Thời gian kể từ khi xin giấy phép, vẽ họa đồ và tiến hành xây dựng chánh điện kéo dài bao lâu, thưa Hòa Thượng?

 

HT Thích Quảng Thanh: Chúng tôi có ba hạng mục công trình tại Chùa và Trung Tâm Bảo Quang, mỗi hạng mục kéo dài một năm. Và như vậy, cần tất cả là 3 năm cho các công trình xây dựng tại đây.

 

VH: Tiện đây, xin được biết ý kiến của Hòa Thượng về những lời bình phẩm quanh “đường nét kiến trúc quá cong” của chùa Bảo Quang?

 

HT Thích Quảng Thanh: Tôi có nghe những dư luận mái cong chùa Bảo Quang và suy nghĩ. Tôi tìm hiểu hình thể mái lầu chuông Thiền Viện Trúc Lâm tại Đà Lạt. Đem so sánh, tôi thấy mái lầu chuông Thiền Viện Trúc Lâm cũng tương tự như chùa Bảo Quang. Tôi tham khảo cùng các nhà vẽ mẫu, họ đều đồng ý với nhận xét của tôi. Cũng có thể những người “phê phán” chỉ dựa vào cảm tính thay vì am hiểu thấu đáo nghệ thuật kiến trúc chùa chiền. Thế nên tôi vẫn tin rằng mái chùa Bảo Quang được xây cất tương xứng và thích hợp với độ “cong” đặc thù nghệ thuật của Việt Nam, đường nét ấy có thể thuyết phục được đồng hương khi đến chiêm bái cảnh chùa Bảo Quang có sắc thái riêng, không đi ngược lại những quy luật căn bản trong nghệ thuật kiến trúc hiện đại. Chùa Bảo Quang nội dung cũng như ngoại hình những nét tân kỳ hòa lẫn nét cổ kính tạo nên sự hài hòa mỹ thuật.

 

Tôi hãnh diện đã đem hết sở trường về nghệ thuật mà tôi được học hỏi từ lâu vào việc tạo thành những đường nét tiêu biểu trong kiến trúc Chùa Bảo Quang. Dĩ nhiên, những bộ óc đầu tư vào công trình xây dựng này, nếu chỉ làm đơn thuần rập khuôn theo kiểu các ngôi chùa khác thì có lẽ cũng chẳng có gì thích thú lắm. Hãy để chúng tôi thực hiện Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Chùa Bảo Quang nét kiến trúc đặc thù tiêu biểu của người Á Đông.

 

VH: Khi hoàn thành xong các công trình xây dựng tại Bảo Quang, Hòa Thượng có gặp khó khăn nào về tài chánh không?

 

HT Thích Quảng Thanh: Tôi xin lặp lại, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Chùa Bảo Quang không bị trở ngại về tài chánh. Tôi rất hảnh diện quý Phật Tử đã giúp tôi rất nhiều nên đến bây giờ, tôi không nợ ngân hàng, có chăng là một số Phật Tử ơn nghĩa đã cho mượn không lấy phân lời.

 

VH: Điều gì khiến Hòa Thượng nghĩ ngay đến việc xây dựng Trung Tâm Văn Hóa Bảo Quang liền ngay sau khi vừa hoàn thành hai công trình lớn lao tại chùa như vậy?

 

HT Thích Quảng Thanh: Thật ra, nhà cũ đã quá lâu đời, tuổi thọ của nó ngoài 40 năm. Tôi cũng đắn đo suy nghĩ nhiều trước khi đi đến kết luận nếu không làm bây giờ, về sau khó có cơ hội. Tuổi mình càng ngày càng tăng lên, sức khỏe giảm đi. Ngay giờ đây, còn chút sức khỏe mà không tận dụng, về sau chẳng còn cơ hội nữa. Nên tôi cố ráng, nghĩ rằng việc trong tầm tay mình, có thể làm được. Đồng thời, tôi cũng nhìn về hướng đang vươn lên của cộng đồng Phật Giáo Việt Nam, nhu cầu tu tập của Phật Tử và các con em. Song tôi luôn tin tưởng vào thuyết nhân duyên, biết Phật Tử rất giỏi và sẵn sàng đóng góp cho đạo pháp. Vì những nhận định trên, tôi bắt tay ngay vào việc cho kịp thời gian.

 

Có thể nói rằng, trong một tuần tôi nhận được sự phát tâm của 10 gia đình đóng góp 10 bức tượng như vậy chùa có 12,000 dollar để đáp ứng nhu cầu xây dựng. Hầu như tháng nào chùa cũng nhận được sự cúng dường tương tự như trên, do vậy chùa không bị thiếu hụt tái chánh. Xin thưa, phương thức này chúng tôi học được từ chùa Tây Lai của người Đài Loan. Ngoài những sự đóng góp ấy hằng tuần chúng tôi lo cho những việc tang lễ, thỉnh thoảng có việc cưới hỏi. Tất cả những công việc lễ nghi ấy Phật Tử đóng góp theo tinh thần tùy hỷ.

 

Có đôi lúc mỗi tháng chùa cần ngân khoản lên đến $40,000 Mỹ kim, để trả cho nhà thầu. Trong tìm cách vay mượn của các Phật Tử thì được sự phát tâm cúng dường, tôi nghĩ tất cả đều do chư Phật và Bồ Tát gia hộ! Lực của muời phương chư Phật và Bồ Tát rất mầu nhiệm! Tôi rất tin tưởng như vậy.

 

Tôi xin thưa rằng, thành quả viên mãn hôm nay đều do sức lựctài lực của các Phật Tử. Quảng Thanh này không thể làm nên việc lớn mà không có quý Phật Tử đồng hành.

 

VH: Sau khi Trung Tâm Văn Hóa Bảo Quang hoàn thành, hướng sinh hoạt của trung tâm như thế nào, thưa hòa thượng?

 

HT Thích Quảng Thanh: Mục đích trước tiên của trung tâmsử dụng vào việc giáo dục trẻ con. Thứ bảy sinh hoạt trường Việt Ngữ Hùng Vương trên 100 học sinh và có một đội ngũ giáo viên dạy dỗ trải qua hơn 9 năm. Chủ nhật Gia Đình Phật Tử Bảo Quang có hơn 100 đoàn sinh và một đội ngũ huynh trưởng hướng dẫn các em. Ngoài ra còn có Ban Hợp Xướng Hoa Từ Bi và các môn học nghệ thuật đã đang và sẽ được thực hiện nơi cơ sở này.

 

VH: Với tất cả những ai dù ít, dù nhiều, đã đóng góp vật chất và công sức để cùng Hòa Thượng hình thành Trung Tâm Văn Hóa Bảo Quang, Hòa Thượnglời nói nào với họ trong lúc này, thưa hòa thượng?

 

HT Thích Quảng Thanh: Với tư cách viện chủ chùa Bảo Quang, tôi xin trân trọng tán dương sự cống hiến công sức của đại chúng. Nhìn lại quãng đường chúng ta đã cùng nhau song hành, dù khó khăn đến đâu, ngày nay, tôi và quý vị cảm thấy hãnh diện về sự vươn lên có tầm vóc của Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Tôi thành tâm cầu nguyện chư Phật gia hộ quý Phật Tử luôn luôn sống an lành trong ánh hào quang của đức Phật. Để tiếp sức hoàn thành trách nhiệm thiêng liêng đối với Phật Giáo Việt Nam.

 

VH: Sau khi hoàn thành viên mãn mọi công trình tại đây, Hòa Thượng thực sự dành thời giờ để tịnh dưỡng hay còn kế tiếp dự án nào khác?

 

HT Thích Quảng Thanh: Xong công việc này, tôi nghĩ cũng đến lúc tịnh dưỡng. Có nghĩa là sẽ dành nhiều thời giờ cho việc tu tậpthiền quán. Nhưng nói về con người, ngày nào còn hơi thở, ngày đó còn phục vụ đạo pháp và dân tộc. Chúng ta nhìn gương Đức Phật, Ngài 80 tuổi còn đi thuyết pháp độ sanh, cho đến lúc nhập Niết Bàn. Vậy không có lý do gì để chúng ta nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi hưởng nhàn.

 

VH: Cám ơn Hòa Thượng về buổi mạn đàm thú vị này. Thưa Hòa Thượng, ở Việt Nam, nói đến chùa Vĩnh Nghiêm là nhắc đến Hòa Thượng Thích Tâm Giác; đến thiền viện Trúc LâmHòa Thượng Thích Thanh Từ. Có khi nào hòa thượng nghĩ trong tương lai, khi nhắc đến chùa Bảo Quang là nói đến Hòa Thượng Thích Quảng Thanh?

 

HT Thích Quảng Thanh: Tôi nghĩ, việc chính là có một ngôi chùa để phụng thờ Tam Bảo, thứ đến là có nơi chốn để thờ tự ông bà, tổ tiên của những người đóng góp. Nhưng chùa Bảo Quang không chỉ để thờ tự riêng những người có đóng góp công, của. Bất cứ những ai nếu khôngđiều kiện, chúng tôi vẫn hoan hỷ mời gọi cá Phật Tử đưa hình ông bà và cha mẹ vào chùa Bảo Quang thờ mà không đặt điều kiện. Hình ảnh các tướng lãnh anh hùng đã hy sinhđại cuộc quốc gia dân tộc VN, nếu gia quyến gởi gắm, chùa Bảo Quang cũng sẽ dành chỗ trang nghiêm để tôn thờ.

Riêng câu hỏi thật tế nhị của anh, nếu sau này có ai nhắc đến tôi, cũng tốt thôi! Nhưng đó không phải là mục đích của tôi.

 

 Mùa Vu Lan Phật Lịch 2555 - 8/2011 

  Đoàn Trọng / Việt Herald