BÁT QUAN TRAI TẠI CHÙA BẢO QUANG - Ngọc Như Ý

06/03/201212:00 SA(Xem: 23999)
BÁT QUAN TRAI TẠI CHÙA BẢO QUANG - Ngọc Như Ý



BÁT QUAN TRAI TẠI CHÙA BẢO QUANG

 

 bqt_1-content


Mỗi buổi sáng thứ bẩy đầu tháng, chùa Bảo Quang lại nhộn nhịp với ngày tu Bát Quan Trai. Sân chùa sinh động hẳn lên với những bóng áo lam đi ra đi vào rải rác khắp nơi. Tham dự buổi tu học này phần lớn là các bác đã lớn tuổi, nhưng sẵn sàng bỏ thì giờ từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều để sống một ngày trong chùa, tập trì giới, tụng kinh niệm Phật, nghe giảng Pháp. Tất cả đều có vẻ hoan hỉ và phấn chấn, có lẽ vì đây là một ngày mong đợi trong tháng để có dịp gặp nhau, cùng tu cùng học.


Tìm hiểu về ý nghĩa, Bát Quan Trai là một phép tu hành cho người tại gia áp dụng trong một ngày một đêm (24 giờ). Chữ “Quan” có nghĩa là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều bất thiện. Chữ “Trai” tiếng Phạn là Posadha, có nghĩa là không ăn quá giờ ngọ (12 giờ trưa). Như vậy, Bát Quan Trai có nghĩa là giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 tiếng đồng hồ, bằng cách giữ 8 giới sau đây:

  1. Không được sát sanh
  2. Không được trộm cướp
  3. Không được dâm dục
  4.  Không được nói dối
  5. Không được uống rượu
  6. Không được trang điểm, trang sức, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát.
  7. Không được nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ
  8. Không được ăn quá giờ ngọ.

 

Một chương trình tu bát quan trai giới trong một ngày một đêm căn bản thường được định như sau:

BUỔI MAI: 6 giờ sáng Thọ Giới

BUỔI MAI: 7 giờ ăn Điểm Tâm

BUỔI MAI: 8 giờ Sám Hối

BUỔI MAI: 9 giờ Xem Kinh

BUỔI MAI: 10 giờ Niệm Phật

BUỔI MAI: 12 giờ Thọ Trai

BUỔI MAI: 12g30 Kinh Hành Niệm Phật

 

BUỔI CHIỀU: 1g30 Chỉ Tịnh (nghỉ)

BUỔI CHIỀU: 3 giờ Tụng Kinh

BUỔI CHIỀU: 4 giờ Xem Kinh

BUỔI CHIỀU: 5 giờ Niệm Phật

BUỔI CHIỀU: 6 giờ Dùng Nước (sữa hoặc nước cháo)

 

BUỔI TỐI: 7 giờ Tịnh Độ

BUỔI TỐI: 8 giờ Học

BUỔI TỐI: 10g15 Quán Sổ Tức

BUỔI TỐI: 10g40 Nghỉ

BUỔI TỐI: 4 giờ khuya Tịnh Niệm (niệm Phật)

BUỔI TỐI: 4g 30 Công Phu

BUỔI TỐI: 6 giờ Làm Lễ Xả Giới

 

Tu Bát Quan Trai không chỉ giới hạn một ngày trong tháng, mà có thể lên đến 6 ngày là ngày mồng 8, 14, 15, 23, 29, 30.

 Nếu theo đúng chương trình ở trên, Tu Bát Quan Trai quả là một ngày tu học rất tinh chuyên, sống gần với đời xuất gia, tập quen với đời sống thanh tịnhPhật thuyết pháp Tu Bát Quan Trai Giới để cho những người tuy sống đời tại gia đang hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm đã vững chắc trên đường Phật đạo, có cơ hội để gần cận với già lam, phát triển giới, định, tuệ, thanh lọc hóa thân tâm để hướng thượng bản thân, tiến tới mục đích siêu Phàm nhập Thánh, xa lìa sinh tử

 Một ngày tu 24 tiếng đồng hồ như thế tuy đem lại rất nhiều ích lợi, nhưng khó áp dụng trong hoàn cảnh thực tế hiện nay. Vì vậy chùa Bảo Quang đã thu gọn chương trình lại thành 8 tiếng, đủ cho một ngày tu học vừa có lợi lạc, vừa không quá mệt mỏi.

 

 Tôi có cơ duybqt_2-contentên gia nhập ngày Tu Bát Quan Trai ở chùa Bảo Quang đúng lúc thọ trai, và ở lại buổi chiều để nghe pháp, tụng kinhlễ sám hốiTham dự khóa tu khá đông, khoảng trên dưới 80 người, phần lớn có vẻ đã tham dự lâu năm và quen thuộc với nhau . Trong giờ thọ trai, sau những nghi lễ cần thiết, tất cả đều ăn cơm trong trật tự, nghiêm chỉnh. Trong bữa ăn, Hòa thượng Quảng Thanh cũng uyển chuyển tùy duyên, tận dụng mọi cơ hội để nói Pháp, những điều giản dị mà dễ thực hành trong cuộc sống. 

 

Buổi chiều, sau giờ nghỉ, Hòa thượng Quảng Thanh đăng đàn giảng pháp. Thầy nói về nhân quả, dùng một quả bưởi để làm thí dụ. Một trái cây chín ngon ngọt khi đến tay chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu giai đoạn, từ lúc gieo giống trồng, cho đến khi lớn lên đơm hoa kết trái biết bao nhiêu là công sức. Những kết quả đến với chúng ta cũng vậy, không có gì là tự nhiên, hay ngẫu nhiên có sẵn cả, mà phải qua một quá trình tạo tác mới thành được. 

 Sau thời thuyết pháptrả lời câu hỏi, tất cả đều tụng kinhlễ sám hối Phật trước khi kết thúc chương trình.

 

 Nhân cơ hội này, tôi được gặp bác Thanh Thái, một đạo hữu kỳ cựu trong khóa Tu Bát Quan Trai. Bác là một Phật tử rất thuần thành, hay nghiên cứu Phật Pháp và đã viết nhiều bài đăng trên báo Trúc Lâm. Tôi hỏi bác:

- Bác đến chùa Bảo Quang tu Bát Quan Trai được bao lâu rồi, và vì sao bác chọn chùa Bảo Quang?

Bác cho biết:

- Cũng là cơ duyên, tôi gặp thầy Quảng Thanh từ lâu lắm rồi, ở chùa Hương Tích, lúc ấy thầy mới qua Mỹ, trong thập niên 1980. Thấy thầy là người đáng kính trọng, nên khi thầy trụ trì chùa Bảo Quang tôi đến tu học ở đó luôn. 

- Bác có thể cho biết chương trình Tu Bát Quan Trai như thế nào, có mệt mỏi đối với bác không?

- Buổi sáng vbqt_4-contentào làm lễ Thụ Ân, tác bạch Hòa Thượng xin thọ Bát Quan Trai Giới, rồi thầy truyền giới, nhắc lại 8 giới phải hành trì trong ngày. Sau đó tụng kinh, thiền hành, chiều nghe pháp. Có nhiều lúc để nghỉ ngơi nên cũng không có gì là mệt mỏi đối với tôi.

- Bác có cảm nghĩ gì về ngày tu Bát Quan Trai?

- Đây là một ngày vui đối với chúng tôi, lớn tuổi rồi, tu phải có bạn, đến chùa vừa được thực tập tu, vừa được gặp các đạo hữu, thật không còn gì hơn.

 

 Quả thật, khi nhìn những mái đầu bạc trong chiếc áo tràng mầu xám, tôi thấy những khuôn mặt rạng rỡ, toát lên một vẻ gì thanh thoát, an hòa. Các bác đến chùa để đi tìm một niềm vui thanh cao mà giản dị. Niềm vui của một ngày đến chùa, gặp gỡ bạn bè cùng tu học từ sáng đến chiều, đã làm tan đi những cơn mệt mỏi nếu có. Chợt nghĩ, các bác là những người có phước, vì đã biết đến Phật, đến Pháp để nương tựa vào trong lúc tuổi già bóng xế, hơn thế nữa lại có bạn đồng học, đồng tu. Khi phải đối đầu với cái già, cái bệnh và cái chết, nếu không có Phật, có Pháp để nương vào, sẽ cảm thấy rất đau khổ và lo sợ. Một ngày tu trong tháng tuy không bao nhiêu, nhưng tích tiểu thành đại, cũng là công đức giúp chuyển hóa thân tâm, giải trừ nghiệp chướng

Chẳng phải Đức Phật đã từng nói: “Một trăm năm sống trong vô minh u tối không bằng một ngày trong đời người giác ngộ” đó sao?

 

Ngọc Như Ý

(Ngày tu Bát Quan Trai, 3/3/2011)