THIỀN CÓ LÀM CHO BẠN TRỞ THÀNH CHA MẸ TỐT HƠN KHÔNG?

17/03/201212:00 SA(Xem: 6576)
THIỀN CÓ LÀM CHO BẠN TRỞ THÀNH CHA MẸ TỐT HƠN KHÔNG?



THIỀN CÓ LÀM CHO BẠN TRỞ THÀNH CHA MẸ TỐT HƠN KHÔNG?

 

Trích từ Buddhist Channel News

Bài của Melissa McClemens

(The Guardian 15/3/12)


tantrum Melissa McClemens có đứa con nhỏ thường hay trở chứng rất khó trị; bà không biết làm sao để đối phócho đến khi bà gia nhập một lớp tu luyện Thiền cho cha mẹ và con nhỏ. Làm sao ta có thể giữ bình thản được trong khi con đang quậy phá?


Sau đây là bài viết của Melissa:

Tôi và đứa con nhỏ gần đây vừa bắt đầu một lớp học Thiền. Chắc bạn sẽ nghĩ là tôi ngu hay sao mà muốn dùng tâm im lặng để điều khiển một đứa bé chỉ biết dùng thời gian im lặng để chọc bút chì vào mũi và la lối om sòm?

Thế nhưng bây giờ tôi là một phụ huynh ngu đó. Và, mặc dù có một lúc làm tôi cảm thấy rất sượng sùng khi đứa con 2 tuổi của tôi chỉ tay vào vị sư Phật giáo hỏi: “Tại sao ông này mặc đồ như đàn bà thế này?” nhưng nói chung lớp học thiền của tôi tiến triển tốt đẹp, có thể nói là rất tốt nữa. Nhờ đó, tôi có những phương cách thực tế để áp dụng cho đời sống hàng ngày với một đứa bé ấu thơ, tuy rất dễ thương, nhưng cũng rất mệt với nó.

Con gái tôi thường ngày rất đáng yêu – hay ca hát, nhẩy múa và cười luôn miệng. Thế nhưng, có những lúc nó nổi cơn giận dữ không thể kiềm chế được. Nó nằm lăn ra đất quằn quại, đập đầu và hét lên inh ỏi, khiến tôi không biết phải làm sao đối phó, nhất là khi ở trước công chúngMột lần, chuyện này xẩy ra trong một quán cà phê, về một miếng sandwich cá tuna, mà đến bây giờ nghĩ lại tôi vẫn không khỏi rùng mình.

Chồng tôi là người đầu tiên nghĩ đến chuyện lớp học Thiền. Anh ấy đã theo một lớp thiền trước đây để giúp anh đối phó với những áp lực trong công việc. Đối với tôi, thiền là một điều gì xa lạ - chắc chỉ có những người kỳ quái hay tìm kiếm hào quang, chữa bệnh bằng cây gậy pha lê cho con mới thích được . Nhưng rồi tôi chứng kiến sự chuyển hóa của chồng tôi. Bây giờ, khi có những việc bất như ý trong sở, anh có thể buông đi những cơn bực bội mà đáng lẽ trước đây có thể làm cho anh nghiến răng giận dữmất ngủ đến 4 giờ sáng.

Tôi tự hỏi, không biết thiền có giúp tôi được bình thản như vậy không, khi con bé Phoebe trở chứng lên cơn giận dữ, và rồi tôi quyết định đem nó đến một nhóm thiền cho cha mẹ và con tại một trung tâm Phật giáo địa phương. Tôi cũng run sợ lắm khi làm điều này. Từ trước tới nay, tôi đã được nuôi dưỡng như một kẻ vô thần, và xem những tôn giáo có tổ chức là nguồn gốc đem lại mọi sự đau khổ cho con ngườiTuy nhiên, tôi cũng nghĩ rằng, xóa bỏ hoàn toàn những minh triết cổ truyền xưa nay là sự ngạo mạn ngu ngốc.

Chúng tôi được đưa vào một căn phòng lớn, trong đó bầy những gối và giỏ đồ chơi trẻ con, và có những bàn nhỏ trên đó có để bút chì và những bức họa Phật để tô mầu lên. Phải nói là chỉ có những cha mẹ mới thiền thôi. Còn trẻ con thì chỉ đến đó để chơi. Có hai người giúp trông nom chúng, trong khi các bậc cha mẹ thì tách ra riêng. (tôi tự hỏi, không hiểu là hai người này có biết làm sao đối phó với những đứa bé đang cố tìm cách nuốt những vật không phải là đồ ăn mà to gấp đôi cổ họng chúng không?)

Một vị sư đầu trọc, mặc áo mầu cam bước vào, ngồi xếp bằng tréo chân trên một cái bệ. Tôi không cảm thấy thoải mái lắm, cho đến khi ông ta nói đùa, tự châm biếm mình là một ông sư mà đi dạy mấy bà đối phó với trẻ nhỏ. Ông nói với một giọng ngoại quốc và cười luôn. Sau đó, ông còn chọc mấy đứa nhỏ có chân hôi nữa.

Bọn người lớn chúng tôi phải nhắm mắt lại trong khi ông hướng dẫn ngồi thiền. Đầu tiên, ông dạy chúng tôi tập trung vào hơi thở, sau đó bảo chúng tôi tập nghĩ về một phương diện tích cực nào đó trong một tình huống khó khăn mà chúng tôi từng kinh nghiệm.

Điều lạ là, tụi trẻ dường như lúc đầu có vẻ lặng yên – tuy rằng có thể là chúng e ngại trước phong cảnh lạ lùng chung quanh. Tôi cũng cố tìm cách làm cái tâm sóng gió an được một chút, mặc dù có nhiều lúc thất bại, nhưng có sao đâu, các vị sư Tây Tạng cũng bỏ ra cả đời để làm điều này mà!

Và rồi tôi thấy Phoebe đang để một bức họa Phật trên thảm, cầm bút chì chọc lung tung. Tiếng động liên tiếp làm tôi bực bội, tôi nhìn nó trừng một mắt lên.

“Mẹ nhắm mắt lại đi!” con bé cười nói. Tôi nhướng mày lên … và rồi nhớ lại lời vị thầy nói về việc chúng ta có thể nhìn thế giới này một cách tích cực hơn nếu thay đổi cách phản ứng của mình với hành vi của những người khác. Tôi nhìn quanh phòng. Mấy đứa nhỏ bây giờ đang chạy quanh phòng, ném đồ chơi và vật lộn trên thảm. Một em bé đang khóc ầm lên. Chúng nó còn có vẻ phá hơn cả con gái tôi nữa. Nhưng tôi không hề khó chịu đối với chúng, bởi vì tôi không chịu trách nhiệm cho những hành vi của chúng.

Tôi quyết định rằng nếu tôi có thể lơ đi việc chọc bút chì của con tôi, thì tôi sẽ có thể thực sự học được một điều gì đó. Và khi chúng tôi ra về , bất ngờ, tôi cảm thấy là tôi đã thực sự học được.

Bây giờ chúng tôi đến dự lớp thiền mỗi tuần. Mặc dù có những lúc đang ngồi thiền, nhóc con của tôi làm đổ cái bàn hay chạy đến ngồi trên đùi tôi và cố vạch mắt tôi ra, tôi vẫn cảm thấy như cả hai chúng tôi đều được bình an trong cả một tuần lễ bận rộn.

Tôi không muốn tuyên bố là tôi đã trở thành một vị thánh tươi cười nhẫn nại chỉ trong một đêm. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu bạn chỉ cần thoáng thấy được một giây phút an bình với sự hiện diện của con nhỏ của bạn, bạn đã đạt được một điều gì đó - vừa như một bậc làm cha mẹ, vừa như một con người.