Đạo Phật đã tiến triển thế nào tại Âu Mỹ trong 50 năm qua?

31/07/201212:00 SA(Xem: 6870)
Đạo Phật đã tiến triển thế nào tại Âu Mỹ trong 50 năm qua?



Đạo Phật đã tiến triển thế nào tại Âu Mỹ trong 50 năm qua?

 

Đạo Phật bắt đầu được phát triển nhiều ở các nước âu mỹ từ khoảng thập niên 1960, qua sự du nhập của các tu sĩ Phật giáo, như một luồng gió mới cho lãnh vực tâm linh của người âu mỹ. Đã 50 năm qua kể từ ngày ấy, đạo Phật đã tiến triển như thế nào? Một Phật tử tây phương đã chia xẻ những cảm nghĩ như sau, qua bài viết của Vishvapani Blomfield trên báo The Guardian, ngày 16 tháng 3, 2012.

 

  1. Kinh nghiệm giác ngộ không phải là điều chính yếu. Những người theo đạo Phật vào thập niên 1960 đi tìm niết bàn như một kinh nghiệm cao siêu tột đỉnh. 10 năm sau những tín đồ hippies này đau đớn nhận ra rằng đạo Phật chú trọng đến phương diện tu tâm dưỡng tánh hơn là những kinh nghiệm kỳ bí lớn lao. Các Phật tử trẻ ngày nay thiên về hành động hơn là những lý thuyết huyền vi.

 

 2. Giới tăng sĩ không phải là trung tâm điểm. Trong hầu hết các nước Á Châu giới tu sĩ tăng ni được coi là những người tu thực thụ, chuyên hành trì các pháp môn tu tậphọc hỏi kinh sách, trong khi giới cư sĩ tại gia chỉ đóng vài trò trợ giúp cho họ. Sự phân biệt giữa giới xuất giatại gia không còn thích ứng trong xã hội âu mỹ, hơn nữa chùa chiền và tăng ni cũng rất là ít ỏi. Mặt khác, giới cư sĩ tại gia rất nghiêm chỉnh trong sự tu tập, và họ là sức mạnh của những chuyển động Phật giáo.

 

 3. Phật giáo Tây tạng có những gánh nặng. Các vị Lạt Ma Tây Tạng đến các nước tây phương vào thập niên 1970 có vẻ như đáp ứng được nhu cầu tâm linh về một thiên đường lý tưởng. Nhưng cùng với sự cảm hứngtrí tuệ đem đến, Phật giáo Tây tạng cũng có những gánh nặng không thích hợp trong xã hội Tây phương, như sự chia rẽ tông phái, tục lên đồng (shamanism), hệ thống hóa thân tái sinh của các đại sư, những nghi thức hành lễ mật tông cũng như sự bảo thủ nghiêm ngặt các truyền thống cũ. Các Phật tử tây phương thích người Tây tạng, nhưng cũng để ý đến những gánh nặng họ đem đến. 

 

 4. Sự pha trộn giữa các tông phái. Nhiều vị thầy Phật giáo Á Châu tưởng rằng họ có thể thiết lập tông phái của họ trên các nước tây phương. Vì thế nên có những cơ sở Thiền tông, Theravada v.v.. Nhưng những phân biệt này bị phá vỡ khi người tây phương học Phật muốn tìm hiểu toàn bộ truyền thống của Phật giáo để đáp ứng nhu cầu tâm linh của mình. Thế giới Phật giáo mới mẻ ở âu mỹ chủ yếu không có phân biệt tông phái.

 

 5. Phật tử âu mỹ chọn tu học theo những điều họ thấy cần, không phải chỉ theo lý thuyết đưa raVấn đề truyền thừa, sự thuần khiết trong giáo lý v.v.. như các vị thầy ước vọng cũng tuỳ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của người học Phật trong Phật giáo âu mỹ.

 

 6. Sự tỉnh giác là điểm gặp nhau giữa Phật giáotây phương. Thực tập sự tỉnh giác của đạo Phật được áp dụng rộng rãi trên mọi lãnh vực, từ việc chữa trị tâm lý cho đến những buổi đi ăn ở ngoài, và chúng ta thấy hiện nay có một “cao trào tỉnh giác” đang lan rộng. Đây chính là sự ứng dụng tri kiến cốt tủy của Phật giáo trong cuộc sống hiện đại, là một phát triển lớn lao nhất của Phật giáo tây phương từ những năm 1960 tới nay. Có thể chiều hướng này còn sẽ tiếp tục trong 50 năm tới nữa.

 

 7. Nhưng điểm gặp nhau không phải chỉ có ở đó. Phong trào tỉnh thức được tôn vinh là “Đạo Phật mới cho tây phương”. Nhưng, trừ khi bạn đi theo con đường bát chánh đạo, đạo Phật còn có tầm mức rộng lớn hơn là sự tỉnh thức. Đạo Phậtảnh hưởng mạnh nhất trong phương diện nghệ thuật, hoạt động xã hội, môi trường, phân tâm học và trong cuộc sống của những hành giả tu tập.

 

 8. Người tây phương có thể tu tập thiềngiác ngộ được.  Có rất nhiều Phật tử tôi biết đã tu tập vài chục năm và đã hoàn toàn thông hiểu được giáo lý. Người tây phương chắc chắn có thể tu theo đạo Phật, và tương lai của đạo Phật là ở chỗ đó.

 

 9. Nhưng tính dục vẫn chưa xả bỏ được.  Có nhiều vụ tai tiếng hay những câu chuyện ngang trái cho thấy, ngay cả đối với những người đánh giá cao đời sống độc thân, cũng chưa hoàn toàn thoát bỏ được tính dục. Đây có phải điều đáng ngạc nhiên hay không?

 

 10. chúng ta cũng vẫn chưa biết rõ đạo Phậttây phương sẽ ngả về đời hay đạo giáo. Có một phong trào đang lên (như Julian Baggani đã thảo luận) muốn gạt bỏ những yếu tố cho là “mê tín” trong đạo Phật như là nghiệp và tái sinh, để lọc lựa thành một thứ đạo Phật ngả về đời sống thế gian phù hợp với khoa học. Điều này gây ra một vấn đề tranh luận lớn: đi theo khoa học có nghĩa là từ bỏ giác ngộ chăng? Đạo Phật có phải là một nguồn quyền năng thay thế đang thử thách tây phương hay không? Chúng ta phải đợi xem trong 50 năm nữa.