CHÚNG TA CẦN TRỞ THÀNH NHỮNG PHẬT TỬ CỦA THẾ KỶ 21

20/10/201212:00 SA(Xem: 5882)
CHÚNG TA CẦN TRỞ THÀNH NHỮNG PHẬT TỬ CỦA THẾ KỶ 21

zazen


CHÚNG TA CẦN TRỞ THÀNH NHỮNG PHẬT TỬ CỦA THẾ KỶ 21

 

Tin từ Dharamhala, India 9/28/12

(trích the Buddhist Channel)

 

Vị lãnh đạo tinh thần 77 tuổi của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã kêu gọi những tín đồ trở thành những Phật tử của thế kỷ 21, nói rằng ngài muốn xây dựng những trung tâm giáo dục hơn là những chùa chiền hay tu viện.

 

Đã từng nhận lãnh giải thưởng Nobel hòa bình cao quý trước đây, ngài chỉ ra rằng tu tập đạo Phật là xử dụng tối đa tri thức hiểu biết của mình và chuyển hóa những cảm xúc. Ngài nói, đạo Phật hiện đang phát triển vì càng ngày các khoa học gia càng đặt trọng điểm trong sự nghiên cứu tâm để điều hợp các cảm xúc.

 

“Càng ngày người ta càng chú ý hơn đến tinh thần của người Tây Tạng với truyền thống hơn 2500 năm của đạo Phật. Trong khi đó chủ nghĩa cộng sản của Trung Cộng dựa trên những lý luận chỉ mới xuất hiện chưa đến 200 năm và càng ngày ảnh hưởng càng xuống dốc,” Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói như trên khi tiếp xúc với một nhóm khoảng chừng 102 người Việt Nam đến hành hương nơi trú sở lưu vong của ngài ở McLeodganj trong ngày thứ tư.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng đạo Phật không nói đến một linh hồn, nhưng thừa nhận có sự hiện hữu của một cái ngã dựng nên trong sự nối tiếp của tâm thức.

 

“Càng ngày các khoa học gia càng chú ý nhiều hơn đến tâm, trong sự điều hợp các cảm xúc. Điều đó dẫn đến sự chú ý nhiều hơn đến đạo Phật. Đạo Phật mô tả nhiều tầng khác nhau của tâm, như tầng ý thức dựa trên những cảm giác ghi lại trong não, nhưng cũng có một tầng ý thức vi tế hơn hiện diện, “ ngài giải thích.

 

Vị lãnh đạo tâm linh nói thêm rằng những công trình nghiên cứu về tâm chỉ mới bắt đầu.

 

“Chúng ta cần trở thành những Phật tử của thế kỷ 21. Tu tập theo đạo Phật là xử dụng tối đa tri thức hiểu biết của mình để chuyển hóa những cảm xúc. Điều đó đòi hỏi phải có kiến thức. Những học giả Tây phương thường gợi ý là đạo Phậttính cách của một khoa học về tâm hơn là một tôn giáo. Khái niệm về tánh Không hằng hữu cũng rất là quan trọng. Khi chúng ta tìm hiểu thực tại, ta không thấy có gì là hiện hữu độc lập và tự có. Vô minh, hay là sự mê lầm của chúng ta đối với thực tại, là căn bản của những cảm xúc tai hạiCần phải dùng Lý là lực đối trị, qua những chứng minh khoa học để sửa lại những quan điểm sai lầm từ trước tới nay,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói.

 

Khi được hỏi về những căng thẳng giữa Việt NamTrung Quốc về những quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở vùng biển, Đức Đạt Lai nói rằng sự giận dữ không giúp ích được gì, giận dữ cũng không làm chuyển được tâm của Trung Quốc. Tốt hơn là nên tìm những phương tiện hòa hoãn hơn để ảnh hưởng đến họ, “điều đó không có nghĩa là không thể có một lập trường cứng rắn để làm điều đó”. Ngài công nhận rằng năm 1979 khi Trung Cộng muốn “dạy cho Việt Nam một bài học”, họ đã phải đối đầu với một quân đội thiện chiến.

 

“Tôi không đặc biệt khuyến khích xây thêm chùa chiền hay tu viện, tôi muốn thấy một trung tâm giáo dục nhiều hơn, và ở đâu đó có thể có một ngành học chuyên biệt về triết lý đạo Phật, đạo Lão cũng như những lý thuyết đạo đức thế gian. Gần đây tôi mới nói với những người ở Ladakh rằng họ phải nhắm đến việc biến những tu viện của họ thành những trung tâm học hỏi,” Ngài nói.