- Thư Trúc Lâm
- Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2561 - 2017
- Những Sắc Thái Đặc Thù Của Phật Giáo - Nguyễn Trần Ai
- Tư Tưởng Thiền Tông Việt Nam - Như Hùng
- Thân ở Đâu Tâm ở Đó - Thích Quảng Thanh
- Thông Báo Rải Tro Cốt & Cầu Siêu Người Quá Cố
- Cốt Tuỷ Tâm Kinh - Đỗ Hoàng Duyệt
- Dấu Ấn Trên Dòng Thời Gian - Như Như
- Báu Vật - Nhuận Hùng
- Lễ Phật Đản, Phật Tử Nên Làm Gì ? - Lâm Hoài Thạch Sưu Tầm
- Câu Hỏi Lớn Trên Đỉnh Núi Tuyết - Diệu Huyền
- Chợt Nhớ Về Một Dòng Sông - Nguyễn Quang Đức
- Mục Đích Bồ Tát Hộ Minh Thị Hiện Đản Sanh Vào Cõi Ta Bà - Ấn Độ - Lê Bảo Kỳ
- Gõ Cửa Vô Thường - Như Hùng
- Hạt Muối Trở Về Đại Dương - Thanh Trí Cao
- Nỗi Buồn Tháng Tư - Kathy Nguyễn
- Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Cầu Siêu cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn
- Mùa Phật Đản Nhớ Về Mẹ - Kiều Mỹ Duyên
- Chữ Như TRONG VĂN HỌC NHÂN GIAN & PHẬT GIÁO -Đức Hạnh
- Khi Người Kéo Màn Ngủ Quên - Huệ Trân
- Góp Nhặt Sao Trời - Thơ Thanh Trí Cao
- Ta Như Khúc Gỗ Trôi Sông - Chánh Minh Trung
- Mùa Phật Đản - Chùa Bảo Quang Phát Cơm Cho Người Vô Gia Cư
- Ngôi Chùa Mới Tại Quận Cam - Thanh Tâm
- 1975 - Tháng Tư Đen - Trùng Dương
- Lịch Sinh Hoạt Hành Tuần
- Tâm Thư
Mục Đích Bồ Tát Hộ Minh Thị Hiện
Đản Sanh Vào Cõi Ta Bà - Ấn Độ
Lê Bảo Kỳ
|
Sau khi Bồ Tát Hộ Minh, tức là Thái Tử Tất Đạt Đa đã xuất gia tầm đạo, tu khổ hạnh sáu năm dưới cội cây Bồ Đề, đã thành Phật với pháp hiệu Thích Ca Mâu Ni. Sau đó trên vận hành nói Pháp hóa độ chúng sanh, trước khi nói, Đức Phật đã xác định mục đích thị hiện ra nơi đời. Lời xác định được ghi rõ trong kinh Pháp Hoa ở phẩm phương tiện như sau: “Chư Phật, Thế Tôn vì một đại sư nhân duyên mà thị hiện ra nơi đời, đó là “Khai thị chúng sanh, ngộ nhập Phật tri kiến”.
Để được thấy rõ mục đích chính của Phật, ta hãy phân tích từng cụm từ của hai mệnh đề trên.
Khai thị chúng sanh, có nghĩa là chỉ cho chúng sanh được thấy (Thị). Được thấy cái gì ? Có phải quý vị đã và đang thấy chư Tăng các cấp, nam nữ phật tử các giới tại chùa mình, chùa người, các tượng Phật, Bồ Tát trên bàn, chư Tăng, Ni, Nam, Nữ Phật Tử, kinh điển, chuông, mõ, đại hồng chung, cờ Phật Giáo 5 sắc…Cảnh vật chung quanh chùa ? Quý vị cũng đã và đang thấy con, cháu, và mọi việc sinh hoạt trong gia đình? Cũng như ngoài xã hội; nào là đường xá, xe cộ, phố xá bán buôn tấp nập khách hàng, những cảnh bất công, nghèo đói, bịnh tật, người sang, kẻ hèn, người bóc lột người, đăm chém nhau, v.v…liên tục hết ngày này qua ngày khác. Có phải thấy ba hoạt cảnh trên là đúng nghĩa khai thị của Phật, không ?
Không như vậy. Những cảnh và người mà quý vị đã và đang thấy khắp nơi nói trên, là những thứ thường tình của nhân thế đạo, đời nói chung. Người có mắt là phải thấy, có tai là phải nghe, không thể tránh khỏi. Nói khác hơn, sự thấy và nghe đó của con mắt, lổ tai, gọi là tánh thấy, tánh nghe, không lẽ nhắm mắt, bịt tai ! Tức là phải thấy, thấy quan trọng đối với con người. Sự thấy của người Phật tử, mà Phật chủ trương, là phải thấy chân lý thực tướng của loài người là vô ngã (nhân vô ngã) vạn pháp là vô ngã, mới đích thực là cái thấy đúng nghĩa khai thị của Phật. Chân lý nhân vô ngã này, được chia ra hai phần.
Phần Một. Sự thấy phần một ở nghĩa Khai thị của Phật đối với con người, những hành giả đi tìm cho mình con đường giải thoát (4 chúng đệ tử Phật) bằng giáo pháp Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật). Rõ ràng được thấy; sau khi Phật thành đạo, Phật thuyết giáo pháp Tứ Diệu Đế trước tiên, để khai thị cho năm anh em Kiều Trần Như, và cũng là khai thị luôn cho tứ chúng, đệ tử Phật trong thời Phật tại thế, cũng như hậu lai ngàn đời mai sau, được hiểu và thấy bốn đạo lý chân thật (Đế) : Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế.
Thấy hai thứ Khổ đế, Tập đế trước tiên, để biết rõ nguyên nhân chính của mọi thứ khổ, mà chúng sanh (con người nói riêng) tự chuốc lấy vào bản thân, và tạo tác ra nhiều tội lỗi : Như dùng chức quyền để cướp đoạt tài sản người khác, giết người, giết vật, bắt bớ, giam cầm, đánh đập những người cô thế, ăn gian, nói dối, lừa đảo, v.v…đều là những cái quả nghiệp bị đi vào các cõi khổ đau, tối tăm, u ám, đói khát. Những cõi khổ đáu ấy có ngay tại trần gian, là những nhà tù, trại giam. Sau khi chết đi bị vào các địa ngục, cũng như bị làm thân ngạ quỷ, các loài súc sinh. Tất cả, đều do tâm vô minh đầy tham, sân, si chấp ngã, phiền não… chồng chất lên nhau liên tục trong vô lượng kiếp, nối tiếp ra, vô, lên, xuống ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh...Người Phật Tử phải thấy và ngộ hai chân lý chắc thực: khổ đế, Tập đế qua nhận thức rằng; bị khổ, bị luân hồi là do tạo ra vô số nghiệp ác lúc sinh tiền. Tất cả tập hợp lại thành một khối tội ác, là cái lực bị đọa đày vào ba đường ác trong muôn kiếp, khó mà ra được ! Sau khi ngộ được hai thứ Khổ, Tập rồi, đem tâm thấy.
Thấy hai thứ tiếp theo : Diệt và Đạo. Diệt, là đạo lý chấm dứt khổ đau, cũng là sự có mặt của an lạc, giải thoát (diệt đế). Đạo, là con đường diệt khổ để đạt được an lạc và giải thoát sinh tử, hết luân hồi (đạo đế).
Người Phật tử Việt Nam đi tìm cho mình con đường giải thoát, đều phải hiểu và thấy đại từ bi tâm của Phật đã khai thị cho mình bài pháp Tứ Diệu Đế rồi. Thì phải ngộ hay còn gọi là giác ngộ. Tức là thấy tâm mình đầy mọi thứ tham lam, sân hận, si mê cuồng tín, ích kỷ, đố kỵ, ngã mạn,…là nguyên nhân gây nên khổ đau, sanh tử, luân hồi. Phải lấy tâm có trí tuệ mà thấy. Tâm có ngộ, có thấy (tri kiến) thì mới có nhập (ngộ nhập). Ngộ nhập vào chơn lý Bốn Diệu Đế bằng con đường tu tập Phật pháp đúng cách, đúng pháp. Cho nên sự thấy này là bằng tâm có trí tuệ, khác với sự thấy bằng mắt như đã nói trên.
Sau khi tâm của người Phật tử đã ngộ nhập vào chân lý Tứ Diệu Đế rồi, thì quý vị sử dụng tâm thanh tịnh của mình, mà biến thực tại nơi mình đang hiện hữu (ngoài xã hội, gia đình, chùa chiền) thành tịnh độ, không cực đoan, bè phái, không đố kỵ, tranh tụng… Tâm luôn hằng chuyển trên dòng sóng trung đạo, bình đẳng tuyệt đối. Tức là mắt thấy nhưng, tâm không khởi lên ý niệm nói thầm, dán nhãn, đố kị, giận hờn, buồn phiền, oán trách, không tư duy việc khác, thấy mọi người đều là bạn lữ đồng hành cùng về Tịnh độ, chú tâm vào việc mình đang làm gọi là một niệm, một tâm (niệm vô niệm) một cách tích cực, nếu không nói rằng tri hành đúng bổn phận, và trách nhiệm, hoặc không làm gì hết, thì tâm an trú im lặng, không nghĩ thiện, nghĩ ác, v.v... Nếu niệm Phật, trì chú, thì tiếp tục duy trì một trong hai niệm đó thôi, không thể hai niệm cùng lúc. Ngồi im trong tĩnh lặng, đồng nghĩa với CÔNG ĐỨC. Đích thực rõ ràng; Bồ Đề Đạt Ma ngồi im, nhìn vào vách suốt 9 năm. Với chư Tăng Việt Nam trước 1975, nhiều vị nhập Thất, tu Tịnh khẩu 1 tháng, 2, 3 tháng…
Quý vị thực hành phần một, là phần “Khai thị”, ở bước đầu. Bước đầu này, được xem như quý vị đã được có một số chữ “Không” trong tâm quý vị, do thực hành buông xả, biến thực tại thành tịnh độ tại gia đình, xã hội và chùa. Một số tánh KHÔNG (công đức) trong tâm quý vị, dù là chưa đích thực chữ Không, nhân vô ngã, các pháp vô ngã nhưng, là nền tảng cơ bản để tiến lên phần hai, là cấp độ “Ngộ Nhập Phật Tri Kiến”. Câu này nguyên gốc chữ Hán. Ta đổi lại để dễ hiểu hơn “ Ngộ nhập tri kiến Phật”.
-LUẬN GIẢNG Luận Phần Hai. Sau bài pháp Tứ Diệu Đế, Phật nói bài Pháp Vô ngã tướng cho năm anh em Kiều Trần Như. Nếu không nói rằng bài pháp Vô ngã tướng, là cách thâm nhập vào dòng giống Như Lai. Còn gọi là Ngộ nhập tri kiến Phật. Ngộ, nghĩa là tâm thấy, biết rõ chân lý. Gọi cho đủ là tâm giác ngộ đạo lý thực tướng nhân vô ngã, các pháp vô ngã. Nhập, nghĩa là hội nhập vào lý thực tướng vô ngã đó. Tri kiến. Tri là biết, kiến là thấy. Nghĩa là tâm đã thấy, biết rõ vào đạo lý “Nhân duyên sinh- nhân duyên diệt- Trở về không” trước tiên. Hai thứ : 1-Thực tướng con người và vạn pháp đều vô ngã. Bản thể con người do 5 uẩn giả hợp, vạn hữu do vô số duyên giả hợp mà có. 2- Thuyết Nhân duyên sinh. Phật đang có trong hai đạo lý 1 và 2 đó. Có nghĩa là Phật, mà quý vị sẽ được thấy, chính là giáo pháp vô ngã, nhân duyên sinh. Thấy hai đạo lý đó chính là thấy Phật. Chứ không phải những pho tượng phật trên bàn, cũng không phải Phật trong kinh điển. Kinh điển là lời pháp của Phật, được chư Thánh Tăng kết tập lại qua bốn thời kỳ, sau Phật nhập Niết Bàn. Cũng như Phật đang có trong tâm ta, là cái tâm không còn mọi ý niệm về ngã, trống rỗng, không còn tham, sân hận, si mê, hết đam mê dục lạc, xả bỏ hết mọi kiến chấp, không ngã mạn, không biên kiến, bè phái, đố kỵ, không khoe khoang tiền tài, chức quyền, luôn tỉnh thức, nói năng đúng chánh pháp, im lặng như chánh pháp, hiền hòa, nhã nhặn, không có lời tranh chấp, luôn từ bi, hỷ xả…Và Phật có cả trong vạn hữu chúng sanh. Nếu không nói rằng : “ Thực tướng các pháp và con người là vô ngã, đó chính là Phật, là dòng giống Phật là chỗ đó, ta phải thấy”. Một con người được thành Phật, là do tu tập Phật pháp, mà thấy được thực tướng các pháp, trong đó có ta, tất cả đều vô ngã. Sở dĩ được có bản thân, tức là Ngã. Chữ Ngã, là một vật thể có hình tướng. Vật thể hữu tình và vô tình. Hữu tình, là muôn loài sinh vật trên khô, dưới nước. Vô số chủng loại; to, nhỏ. Nhỏ như vác loài vi trùng, cái kiến, phù du, muỗi… To, lớn như loài Voi, sư tử, cá Voi…Vô tình như vạn hữu : cây, cỏ…sỏi đá, bàn, ghế, xe cộ, nhà cửa, mây bay, gió thoảng… Tất cả hữu tình, vô tình đều không tự thể, do vô số nhân duyên giả hợp, kết tụ lại mà có, gọi là nhân duyên sanh, hết duyên bị tan rả, trở về không. Hằng ngàn vật dụng, mà con người đang dùng hằng ngày, không phải do chúng tự có, do con người tạo nên. Như chiếc xe hơi, bàn ghế,v.v…Tất cả đều do các duyên, cho nên sẽ bị già, cũ, hư hoại bởi định luật vô thường. Một khi người Phật tử đã ngộ được định lý nhân duyên sinh, nhân duyên diệt và định luật vô thường, vô ngã rồi, tức thì thấy mình là giả, là vọng, không thật. Đó là tâm giác ngộ, hết mê được hiển lộ ra hành động và lời nói từ, bi, hỷ, xả , chơn thật, tỉnh thức, nói năng đúng chánh pháp trong đối đãi. Nếu không nói rằng; đây là tâm giác ngộ bậc thấp. Cứ trạng thái giác ngộ đó qua nhiều kiếp, sẽ lên cấp độ Trung giác, Đại giác,(toàn giác). Đó là Phật, thật là đơn giản.
Nói Thêm về ĐẠO LÝ VÔ NGÃ.(nguyên là chữ Tàu).
Vô, nghĩa là Không. Ngã, là Ta, vật thể (form). Vô ngã, là không phải của ta. Thiên hạ ngoài thế gian thường nói Tôi đây, Tôi là người giám đốc, Tôi biết hết chuyện ấy, đây là nhà của tôi (Ta), con của tôi (Ta), xe của tôi (Ta), tên của tôi (Ta), chức quyền của tôi (Ta), sự hiểu biết củ tôi (Ta )… Tất cả gọi là ngã nhân, ngã sở, ngã kiến, ngã mạn…Đức Phật cho rằng những thứ của Ta, Tôi đó đều giả, không thật. Giả, không thật như vậy, mà cứ cho là thật, cho nên cứ đem tâm chấp vào đó. Khi bị mất, bị chết, cảm thấy luyến tiếc, khổ đau. Qua bên kia cõi chết làm thân Trung ấm vẫn còn bị đau khổ, luyến tiếc…Nếu không nói rằng; tâm si mê, lầm lạc, luyến tiếc, khổ đau…là cội gốc của sanh tử, luân hồi. Vì vậy, Đức Phật dạy cho giáo pháp diệt khổ là diệt nhận thức si mê, ngã chấp. Để phá trừ, tận diệt cái tâm chấp ngã (chấp có Ta) là phải học và ngộ được giáo pháp “Nhân Duyên Sinh”.
Giáo pháp Nhân Duyên. Giáo pháp Nhân duyên sanh, là đạo lý để phá trừ mọi vọng kiến, tà kiến. Từ đó được có Chánh kiến. Tức là thấy cái Ta là giả (vọng), có nghĩa là không thật, chứ không phải là không có. Có nhưng mà giả, như nói vàng giả.
Cũng như vậy, con người và vạn hữu chúng sanh hữu tình(muôn thú) chúng sanh vô tình (muôn loài cỏ, cây, sỏi, đá…). Tất cả đều giả, vọng, do vô số nhân duyên giả hợp tạo nên, chứ không thể tự có bản thân, cho nên sẽ bị định luật vô thường làm cho già, cũ, rồi chết, hư hoại, không thể trường tồn.
Với con người, là con vật có tánh linh siêu đẳng, đều có khả năng nhận thức về những đạo lý hữu ngã, vô ngã, vô thường, duyên sanh, duyên diệt, luân hồi, nhân quả,(nhân nào, quả nấy không sai chạy) tội lỗi, phước báo,…trong lúc đang sống trên đời, ai cũng hơn một lần được nghe đến những đạo lý trên. Người dân tại các nước Đông Nam Á Châu càng biết nhiều hơn các dân tộc ÂU, MỸ. Nhất hạng là các giới Phật tử nói chung trên thế giới đều biết; con người sau khi chết sẽ đi về đâu. Đi về đâu là do tâm. Tâm nào thì có con đường ra đi của tâm đó. Tâm Phật về cõi Phật, tâm trời về Trời, tâm Thánh về Thánh, tâm người trở lại người, tâm A tu-la về cõi A tu-la, tâm địa ngục vào địa ngục, tâm ngạ quỷ làm thân ngạ quỷ, tâm súc sanh làm thân súc sanh…Bao nhiêu tội ác, phước thiện…đều do tâm khởi lên, thân hành động tạo nghiệp, chết rồi tâm theo nghiệp thiện, hay ác như hình theo bóng.
Tâm nào thì có con đường của tâm đó ở mai sau, khi xả bỏ báo thân(chết), được Phật nói trong kinh Lăng Nghiêm sau đây : “ Này A Nan ! Tất cả thế gian, sống chết nối tiếp nhau không dứt. Sống thì thuận theo tập khí mà tạo nghiệp; chết thì theo dòng biến đổi mà thọ báo. Lúc gần mạng chung, chỉ còn chút hơi ấm mong manh, bao nhiêu việc thiện, việc ác đã tạo ra trong suốt đời, đều vụt hiện ra; trốn chết và cầu sống, hai tập khí ấy cùng lúc tranh giành.
Nếu thuần là tưởng thì bay lên, ắt sinh vào các cõi Trời. Nếu trong cái tâm bay lên đó mà có bao gồm phước đức, trí tuệ và chí nguyện thanh tịnh, thì tự nhiên tâm được sáng suốt, thấy được tất cả cõi Phật thanh tịnh khắp mười phương, rồi tùy ý nguyện về cõi nào thì được vãng sanh về cõi đó.
Nếu tưởng nhiều mà tình ít, thì cũng bay lên được, nhưng không xa, thành các loài như tiên, đại lực quỉ vương, quỉ dạ xoa bay lên hư không, quỉ la sát đi trên mặt đất; họ có thể đi khắp các cõi trời Tứ-Vương, không gặp trở ngại. Trong số đó, nếu ai có thiện tâm và phát nguyện lành, hộ trì Phật pháp, hoặc hộ trì giới cấm và bảo vệ người trì giới, hoặc hộ trì thần chú và bảo vệ người trì chú, hoặc hộ trì người tu thiền định, giữ yên pháp nhẫn, thì những vị ấy chính mình được ở dưới pháp tòa của Như Lai.
Nếu tưởng và tình bằng nhau, không bay lên, cũng không đọa xuống, mà sinh vào cõi nhân gian; vì có “Tưởng” nên có phần thông minh, và vì có “Tình” nên cũng có phần ngu độn.
Nếu tình nhiều, tưởng ít thì sinh vào cõi bàng sinh, thân thể nặng nề thì vào các giống thú lông mao, thân thể nhẹ nhàng thì vào các loại cầm thú có lông vũ.
Bảy phần “Tình” ba phần “Tưởng” thì chìm dưới thủy- luân, sinh nơi mé hỏa-luân, chịu hơi nóng của lửa mạnh, làm thân ngạ quỷ, thường bị thiêu đốt; thấy nước thành lửa, lửa cháy hại mình, nên trải trăm ngàn kiếp không ăn uống được.
Chín phần “Tình” một phần “Tưởng” thì sa xuống suốt tầng hỏa-luân, đến tận vùng ranh giới giữa hỏa-luân và phong-luân, nhẹ thì sinh vào hữu gián, nặng thì sinh vào vô gián, đó là hai loại địa ngục.
Thuần là Tình thì sa vào địa ngục A-tì. Nếu có thêm cái tâm hủy báng đại thừa, phá hoại cấm giới của Phật, nói Pháp cuồng vọng để tham cầu của tín thí, lạm nhận sự cung kính, hoặc phạm các trọng tội ngũ nghịch, thập ác, thì sẽ bị luân chuyển đọa vào địa ngục A-tì này đến địa ngục A-tì khác ở khắp mười phương.
Tùy theo ác nghiệp đã tạo mà mỗi con người tự chịu lấy quả báo riêng của mình. Tuy nhiên, vì con người tạo ác nghiệp có giống nhau, nên cùng chịu quả báo địa ngục giống nhau, tuồng như địa ngục vốn có chỗ nơi nhất định sẵn…” (Kinh Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm- Cư sĩ Hạnh Cơ dịch- trang 793-797)
Người Phật tử trên thế giới thấy biết vai trò của tâm mình là phụ. Cái biết đến các đạo lý : Tứ Diệu Đế, Vô thường, Vô ngã, Nhân duyên sanh, Nhân duyên diệt mới là chính, quan trọng trên vận hành học và tu tập Phật Pháp đối với con đường giải thoát sanh tử, luân hồi ở mai sau, là phải thấy, phải thực tập để được có cái tâm thường hằng trống rỗng (cái tâm vô ngã), chứ không phải trong ngày tu tập được có tâm vô ngã, sau đó cái tâm bị trở lại tánh tham, sân, si, chấp ngã…do chưa huân tập kỹ 4 chánh pháp. Phật tử nào đã ngộ, là có nhập vào 4 đạo lý nói trên, cho nên họ có một thái độ Chánh kiến, thường chọn và theo các bậc Đạo Sư danh Tăng trung niên và cao niên, để tu tập đúng chánh Pháp.
Tóm lại. “Ngộ nhập tri kiến Phật”, là thấy rõ thực tướng con người của mình và muôn loài chúng sanh hữu tinh, vô tình, tất cả vốn vô ngã, cho nên không tự có bản thân, đều nhờ vào vô số nhân duyên giả hợp mới được thành thân, trong đó 4 thứ: đất, nước, gió, lửa là quan trọng nhất cho sự tồn tại của bản thân. Nhưng vì không tự thể, cho nên bản thể phải bị hoại diệt bởi định luật vô thường, là một quy luật không thể tránh khỏi. Nhận thấy rõ vô thường là khổ ở bản thân thực tại : Sanh, già, bịnh, chết. Thấy luôn, chết chưa phải là hết thân, còn thân bên cõi chết, nào là thân Ma, quỷ trong địa ngục khổ, làm thân súc
sinh càng khổ hơn. Nếu được tái sanh lại kiếp người, tiếp tục bị khổ. Nhận thức được cái lý chân thật đó. Nên chi có những người Phật tử đang sống trên đời, hết lòng lo học Phật và thực tập giáo pháp Vô ngã, tức là xả bỏ hết tham lam, sân hận, si mê, ngã mạn, nghi, ác kiến và mọi thứ Tâm KHÔNG: không đố kỵ, ăn gian, nói dối, khoe khoang, không chống phá người khác, tự cao, tự đại, giành giựt chức quyền, trấn áp kẻ cô thế, không đánh đập người nghèo khó, không nói thầm, dán nhãn xấu lên người mình không ưa, không còn lòng ganh ghét, không còn tâm kiêu mạn…Tất cả tâm không đó. Chính là TRI KIẾN PHẬT. tâm PHẬT, vô ngã, trống rỗng như bầu trời không mây, tĩnh lặng muôn đời trong cõi vô sanh, vô tử, vô luân hồi. Đúng như kinh văn nói: “Phật, chúng sanh, Tâm thường Rỗng lặng. Đạo cảm thông, không thể nghĩ bàn.” Qua đây cho ta thấy rõ ràng; Niết Bàn và Cực Lạc là ngôi nhà chung, có cửa KHÔNG, ai có Tâm Không thì mới vào được. Nếu Ai có Tâm CÓ,(hữu ngã) không thể vào được. Là Phật tử đi chùa tu học, ắt hẳn đều biết Tâm Không, Tâm Có là gì rồi. Nếu không nói rằng; đã được nghe chư Tăng (các Thầy giảng sư) giảng rõ ở trên rồi. Ai quên, hãy nhớ lại đi.
Lê Bảo Kỳ