- Thư Trúc Lâm
- Kính Mừng Đại Lễ Phật Đản Phật Lịch 2561 - 2017
- Những Sắc Thái Đặc Thù Của Phật Giáo - Nguyễn Trần Ai
- Tư Tưởng Thiền Tông Việt Nam - Như Hùng
- Thân ở Đâu Tâm ở Đó - Thích Quảng Thanh
- Thông Báo Rải Tro Cốt & Cầu Siêu Người Quá Cố
- Cốt Tuỷ Tâm Kinh - Đỗ Hoàng Duyệt
- Dấu Ấn Trên Dòng Thời Gian - Như Như
- Báu Vật - Nhuận Hùng
- Lễ Phật Đản, Phật Tử Nên Làm Gì ? - Lâm Hoài Thạch Sưu Tầm
- Câu Hỏi Lớn Trên Đỉnh Núi Tuyết - Diệu Huyền
- Chợt Nhớ Về Một Dòng Sông - Nguyễn Quang Đức
- Mục Đích Bồ Tát Hộ Minh Thị Hiện Đản Sanh Vào Cõi Ta Bà - Ấn Độ - Lê Bảo Kỳ
- Gõ Cửa Vô Thường - Như Hùng
- Hạt Muối Trở Về Đại Dương - Thanh Trí Cao
- Nỗi Buồn Tháng Tư - Kathy Nguyễn
- Chùa Bảo Quang Tổ Chức Lễ Cầu Siêu cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn
- Mùa Phật Đản Nhớ Về Mẹ - Kiều Mỹ Duyên
- Chữ Như TRONG VĂN HỌC NHÂN GIAN & PHẬT GIÁO -Đức Hạnh
- Khi Người Kéo Màn Ngủ Quên - Huệ Trân
- Góp Nhặt Sao Trời - Thơ Thanh Trí Cao
- Ta Như Khúc Gỗ Trôi Sông - Chánh Minh Trung
- Mùa Phật Đản - Chùa Bảo Quang Phát Cơm Cho Người Vô Gia Cư
- Ngôi Chùa Mới Tại Quận Cam - Thanh Tâm
- 1975 - Tháng Tư Đen - Trùng Dương
- Lịch Sinh Hoạt Hành Tuần
- Tâm Thư
Ta Như Khúc Gỗ Trôi Sông
Chánh Minh Trung
N |
gay từ khi mới tượng hình trong bào thai, con người đã được tiếp xúc với nước – một bọc nước bao bọc và che chở tế bào bé tí teo của thân phận con người . Bọc nước tiếp tục phát triển và chỉ vở tan ra cho đến khi hài nhi chào đời. Mọi người đồng chia sẻ phương cách vào đời diệu kỳ trên. Thành thử ngôn ngữ Việt có danh từ ý nghĩa bình đẵng là “đồng bào”để gọi nhau để nhắc nhở mỗi người nên có chánh niệm là thông cãm và hoan hĩ với sự hiện hữu của bao người chung quanh và lan rộng đến mọi loài chúng sanh hữu tình khác.
Sau khi chào đời nước vẩn đóng vai trò quan trọng như nước lọc, nước sửa, nước canh, nước trái cây... Khi lớn lên ở tuổi học trò được đắm mình tắm mát trong con lạch nhỏ, ao hồ hay giòng sông ...ai ai trong chúng ta mà không thích.
Ở bình diện rộng lớn nhờ tìm thấy nước mà con người tụ tập quanh lưu vực của các giòng sông, như Hằng Hà, Dương Tử, Lưỡng Hà... Và từ đó các nền văn minh của con người phát triển mạnh
Thành thử ý niệm luân chảy của giòng nước dườngnhư được in đậm nét trong hàng triệu tỷ gen của tế bào, và chúng được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Đức Phật là bậc đã giác ngộ chân lý của sự sống tràn đầy sự khổ đau phát sinh từ sự bất toại nguyện chỉ vì tâm tham dục và ái ngã hiện diện trong tâm thức chúng sanh. Vì nghiệp lực mà trong tâm thức mọi chúng sanh đều có giòng sông ái dục cuồn cuộn chảy xiết.
Ý niệm giòng sông đã được Đức Bổn Sư Phật Thích Ca thuyết cho các đệ tử đương thời một bài kinh ý nghĩa. Nhờ thế mà ngày nay những người theo gót chân Phật để tìm đến giòng sông Trí Tuệ cần nên suy tư, nghiền ngẫm bài kinh “Khúc gỗ trôi sông”.
Kính mời quý vị cùng lần dỡ trang kinh, đắm mình trong giòng sông, và tưởng tượng thân ta như khúc gỗ trôi sông. Trước mặt là giòng nước đục, trong, quanh là các bờ lau sậy, hay các tòa nhà xinh đẹp luôn chực chờ ngăn trở hay đón chào thu hút. Có muốn trôi ra đại dương hay không là tùyvào tâm ta.
Bài Kinh “Khúc gỗ trôi sông” (trích từ Tương Ưng Bộ, chương 35, kinh 239: Khúc Gỗ)
“ Một lần nọ đứng trên bờ sông Hằng, Đức Phật nhìn thấy một khúc gỗ lớn đang trôi theo dòng nước chảy về phương đông.
Nhân sự kiện này Đức Phật dạy các vị đệ tử: “ Khúc gỗ kia nếu không bị vướng mắc vào hai bên bờ, nếu không bị người ta vớt lên hoặc bị mục nát tan rã, thì sẽ cứ trôi như thế cho đến ngày ra tới biển cả. Tương tự thế trên con đường tu tiến theo chánh pháp, nếu các vị không bị vướng mắc vào các cạm bẫy của cuộc sống hàng ngày, không bị người đời lôi kéo ra khỏi con đường tu tiến, không tự thối chí ngã lòng, chắc chắn các vị sẽ đi đến đại dương của sự giải thoát và giác ngộ hoàn toàn.
1. Không bị vướng mắc vào cạm bẫy của cuộc sống hàng ngày là không bị vướng mắc vào sáu căn và sáu trần. Nghĩa là khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần không sinh ra sáu thức với lòng thương ghét khen chê. Khi sáu thức không sinh là sáu căn đã được thanh tịnh, viên thông. Đó là lúc các vị đã đến đến được sự tự tại. Các vị không còn sợ bị vướng vào cạm bẫy phiền não của cuộc đời nữa.
2. Không bị người đời lôi kéo ra khỏi con đường tu tiến là không còn đắm nhiễm dục lạc và danh lợi ở cõi đời này nữa. Do công phu trì giới thuần thục, do không để lôi cuốn và thu hút của tài, sắc, danh, thực, thùy (của cải, sắc đẹp, thức ngon, ngũ sướng). Nhờ vậy, các vị sẽ thưởng thức được niềm thanh tịnh, an lạc trong thiền định và chánh niệm.
3. Không tự thối chí ngã lòng nhờ đã hiểu rõ giáo pháp và đã thực tập được nhiều điều tốt đẹp, đã cảm nhận niềm vui hỷ lạc trong thiền tịnh. Nhờ vậy các vị sẽ vững tin nơi Tam bảo và nơi khả năng thành Phật của chính mình.
4. Tìm hiểu giáo pháp, vững tin nơi Tam bảo, trì giới thanh tịnh, thực hành thiền định và chánh niệm, tu căn viên thông là những phương tiện cần thiết để đưa tới giải thoát khỏi cảnh khổ sinh, già, bệnh, chết.
Kính mong quý vị cùng nghiền ngẫm những lời dạy quý báu trên của Đức Phật. Mỗi ngày trôi qua, mỗi giờ trôi qua là huệ mạng bị ngắn bớt đi. Tuổi trẻ đã qua, cái già sồng sộc đến, nguồn năng lực sống còn suy giảm dần. Cùng nhau mạnh dạn nhập vào Giòng Sông Trí Tuệ và tự trang bị hành trang Văn, Tư, Tu thì chúng ta sẽ hòa và Đại Dương Giác Ngộ. .
Đến hay chưa đến, mau hay chậm... tất cả đều do ta tự chọn.
Chánh Minh Trung
Mẹ & Thời Gian
Mẹ tôi ngày đó một thời,
Lúc còn son trẻ nhiều người mến yêu
Vì hiếu lòng mẹ chẳng xiêu
Thờ cha dưỡng mẹ là điều mẹ mong.
***
Tháng năm chất chứa nhọc nhằn
Tóc xanh đã bạc theo màn gió sương
Đời mẹ khổ cực muôn phương
Đôi tay trần mẹ con nương, con nhờ
***
Dầu cho nắng sớm, chiều mưa
Gió gào, nắng gắt mẹ vờ như không
Xuân, hạ rồi đến thu, đông
Mẹ tôi vẫn mãi ngoài đồng quanh năm
***
Người mẹ luôn những xác xơ
Suốt ngày làm lụng…chẳng nhờ cậy ai
Chăm lo ruộng lúa, nương khoai
Những mong ngày tháng lúa khoai được mùa
***
Mẹ chừ ô! Đã già nua
Tuổi đời của mẹ cũng vừa trăm đây.
Thân xác mẹ cũng héo gầy
Tình thương mẹ vẫn tràn đầy cháu con
***
Mẹ ngồi suy nghĩ mông lung
Lòng mẹ luôn những chờ mong bạc lòng.
Sao cho khôn lớn vuông tròn,
Tuổi già của Mẹ thỏa lòng an vui.
Tâm Tường.- Lê Đình Cát