Ngôi Chùa Mới Tại Quận Cam - Thanh Tâm

16/06/201710:19 SA(Xem: 4123)
Ngôi Chùa Mới Tại Quận Cam - Thanh Tâm



Ngôi Chùa Mới Tại Quận Cam
Thanh Tâm

T

rong thời gian đi truy tầm chân lý đức Phật đã sống đời khất thực tức là tùy thuộc vàosự cúng dường vật thực của người đời để nuôi thân. Sau buổi sáng đi xin thứx ăn để độ cho sự sống còn của cơ thể, đoàn thể tăng sĩ theo Đức Phật rút vào khu rừng , mỗi người tự tìm nơi vắng lặng và bắt đầu dành thì giờ còn lại trong ngày để tập trung vào thiền định.
Các tăng đoàn Phật giáo tại các nước theo truyền thống Nam tông như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam bốt vẫn còn giữ tập tục khất thực này. Đi khất thực còn gọi là đi trì bát . tức là các vị sư đi xin thức ăn hằng ngày bằng bình Bát có nắp đậy chứa vừa đủ thức ăn trong một ngày. Hình ảnh của đoàn tăng sĩ khất thực hàng ngày tạo cơ hội cho dân chúng quanh vùng có dịp chia sớt thức ăn cho các vị sư và đồng lúc có dịp thực tập hạnh bố thí, và yễm trợ các vị sư trên đường truy tìm chân lý giải thoát. Đối với các vị sư thì đi trì bát cũng tương tự như việc tạo phước điền (mãnh ruộng phước) cho mọi người để ai ai cũng có cơ hội gieo hạt giống bố thí, và đồng thời được ghi nhận vào trong tâm trí hình ảnh của các vị sư trên con đường truy tìm  chân lý giải thoát.
Khất thực rất thích hợp trong môi trường xã hội sinh hoạt thu hẹp khi con người sống gần gủi trong thôn xóm nhỏ. Khi Phật giáo truyền bá đến các vùng sinh hoạt nông nghiệp phương cách khất thực có vẽ không hợp thời. Tại sao vậy? Từ tờ mờ sáng tinh mơ người dân trong làng kéoo nhau ra đồng cày bừa và suốt ngày làm việc quanh thửa ruộng, thành thử đoàn thể các tăng sĩ không gặp người trụ cột trong gia đình khi đi vào làng để xin miếng cơm, thức uống . Chỉ có
những dịp lễ hội trong làng thì mới có sự quy tụ đông đão mọi người. Chính vì lý do này dần dà nảy nhu cầu xây chùa để dân làng quy tụ trong các dịp tương tế. 
Phương cách khất thực của một đoàn thể tăng sĩ không còn hợp thời trong thời buổi kỹ nghệ với thời giờ khít khao, bận rộn từng phút, thành thử chỉ thấy vài vị sư đi lẻ tẻ đi khất thực.  Ngay cả là các vị sư không còn xin thức ăn, mà là xin tiền độ nhật và đồng thời tích góp từng đồng bạc cúng dường để trả tiền mướn chùa, mướn nhà ở.
Thời thế thay đổi thì phương cách sinh hoạt cũng đổi thay để phù hợp với môi trường và cách sống mới lạ.
Nhìn ở góc độ bao quát thì ngôi chùa là một cái bình bát cố định và to lớn để bao Phật Tử có cơ hội cúng dường tiền bạc, chia sẽ tài vật và góp sức để dựng vây môi trường tu học cho Tăng-Ni và quý Phật Tử.
Hơn 40 năm về trước Quận Cam Orange County gần như khó tìm được ngôi chùa. Làn sóng tỵ nạn của người Việt Nam đã đến định cư tại nhiều thành phố trong quận Cam  tạo ra nhu cầu tín ngưỡng. Nhờ đó mà ngày nay tại quận Cam, cũng như tại nhiều thành phố lớn khác có rất nhiều ngôi chùa khang trang có tầm cở song song đó cũng có các ngôi nhà nhỏ bé được biến thể và xử dụng làm Chùa.
Ba yếu tố chánh yếu xây Chùa:
Để xây dựng dược một ngôi Chùa hợp lệ, hợp pháphợp lý trường tồn tại xứ người cần đến ba yếu tố chánh: Tài chánh, Luật lệ, Nhân sự điều hành.
Tài chánh là vấn đề đầu tiên , tức là là tiền  đâu để cất  chùa?
Xin kể về một trường hợp hy hữu là ngôi chùa Bảo Quang mà quý vị thường lui tới để chúng ta cùng nhau biết thêm.
Sau mấy năm sống dưới sự kềm kẹp, làm mất tự do của chế độ Việt cộng, có rất nhiều người tìm cách vượt thoát chế độ bạo tàn .
Một trong những người may mắn tìm đến đươc bến bờ tự do với hai bàn tay trắng nhưng với ý chí “Phục vụ chúng sanhcúng dường Chư Phật” đó là Thầy Quảng Thanh
Vạn sự khởi đầu từ cái số 0 : Với hai bàn tay trắng và sau nhiều ngày gian nan  vượt biển, trôi giạt đến đảo sống đời tỵ nạn . Với quyết tâm phụng sự Phật pháp, dùng chính sức mình hợp cùng với sức của nhiều thuyền nhân khác một ngôi Chùa tại đảo đã thành hình từ vật liệu trên rừng thô sơ. Nhờ vậy mà tại đảo Galang  đồng bào Phật Tử có cơ hội lui tới chùa nghe kinh kệ, nhu cầu tâm linh của bao người được đáp ứng.
Xây chùa tại xứ sở Hoa Kỳ thật vô vàn khó khăn không dễ như chúng ta tưởng, bởi vậy phải áp dụng phương thức “kiến tha lâu đầy tổ…”
Ý chí xây Chùa dường như ngấm sâu trong xương tủy, thành thử trong thời gian định cư tại Hoa kỳ, tuy khoác áo nhà sư  nhưng vì hoàn cảnh phải đã hòa mình thành người thợ xây cất nhà cửa. Công tác là “chánh nghiệp” khi dùng khối óc sáng tạo, bàn tay khéo léo để tạo nên cảnh trí thiên nhiên cho người chung quanh thưởng thức. Đây cũng là cách đổi trao thuận lòng giữa mọi người. Tất cả những số tiền làm việc , tiền cúng dường khi vị sư làm lễ cầu siêu, làm tang lễ hợp cùng tâm quyết chí xây dựng ngôi chánh bảo, thêm vào còn có sự tin tưởng, sự ủng hộ của một số Phật tử thì dần dà ngôi chùa nho nhỏ, khiêm tốn cũng  được hình thành ngay tại góc đường Magnolia / Orangewood, thành phố Garden Grove.
Cây non gieo trồng dưới đất theo thời gian cũng lớn dần, thì ngôi chùa nhỏ theo thời gian và nhu cầu Phật sự gia tăng, thì ngôi chùa cũng phải phát triển . một mảnh đất giữa thành phố đầy cỏ dại hợp cùng mái nhà thờ ọp ẹp, rệu rạo tưởng đâu rẻ tiền, nhưng khi rờ đến thì cũng lên đến bạc triệu. Người thường nhìn mãnh đất và căn nhà thờ dột nát , chắc hẳn không dám rớ đến. Nhưng với viễn kiến xây Chùa lớn hơn có trong đầu thì mãnh đất trên có nhân duyên với chùa Bảo Quang.
Thế là ngôi chùa nhỏ đươc quý sư cô  mua lại.  Toàn  bộ hình thể chùa và cây kiểng, hòn non bộ quanh chùa được an toàn tận dụng lại qua người sở hữu mới...
Sau một thời gian sinh hoạt ngay trên nền nhà thờ cũ kỹ, với tường vách và mái nhà dột nước, ngôi nhà thờ cũ được kiến tạo lại sau khi hoàn tất thủ tục xin phép xây cất thành phố Santa Ana. Thành thử ngôi chùa này rất khang trang, đúng luật lệ xây cất của thành phố và chịu đựng tiêu chuẩn động đất của California. Khu parking từ lúc đầu ngập đầy nước mưa nay được sửa sang và tráng xi măng lại theo đúng tiêu chuẩn quốc tế trông rất an toàn đẹp mắt.
Trong vòng hai năm qua ngôi Chùa Bảo Quang đã hoàn tất thêm ba công trình là khu nhà dành cho Viện Bảo Tàng Phật Giáo, bảo tháp tưởng nhớ người quá vãng, và cổng Tam Quan.
Với tiêu chuẩn sinh hoạtđiều hànhAn toàn đúng luật lệ, Hữu hiệu trong xử dụng và Lợi ích đến mọi người hướng đến con đường thành thử chùa Bảo Quang đã có nhiều thuận duyên để biến thành một ngôi chùa trang nghiêm, thanh tịnh, mỹ thuật.
Tịnh tài đóng góp của Phật Tử xa gần xa đều được ghi trong những trang báo của tạp chí Trúc Lâm.
Để góp phần rút ngắn thời gian xây cất, hai vị Thầy tại Chùa đã ra công sức đúc các trụ cột và hoa văn trang trí quanh chùa. Ngày đêm ra sức làm việc không ngừng nghỉ. Từng miếng ván, từng cây đinh, từng con vít nhỏ đều được tận dụng không phí phạm.
Sự hiện diện của ngôi chùa chính là cái bình bát to lớn ghi ơn công đức của bao người cúng dường. Thành quả của chùa là mãnh ruộng  phước lớn lao cho bao người đến gieo trồng và phát huy trí tuệ hướng đến giác ngộgiải thoát.
Nền móng của Tàng Kinh Cát có thể đứng vững khi động đất 8.0 nhưng bản thân tôi nguyện cầu cho thế giới an lành ngay cả chỗ chúng ta đang sinh sống luôn luôn được yên bình.
Nhân mùa Phật Đản Phật Lịch 2561 - (2017) ngày của đấng Thế Tôn giáng trần, chúng ta hãy chắp tay lên nguyện cầu thế giới hòa bình, Việt Nam không còn Cộng Sản ngự trị, để con cháu mai sau sẽ có cơ hội phát triển đất nước.
                                       
                                         Thanh Tâm
 
Trân Quý Đường Tu

   Tặng quý Phật Tử chùa Bảo Quang
 
Đôi bàn tay làm nên tất cả
Ý tưởng nào kết nối trào lưu
Nụ cười đẹp đong đầy hương sắc
Tâm thiền hành tiêu biểu tối ưu
 
Tay nhặt rau, tâm hằng niệm Phật
Từng giọt buồn man mác bâng quơ
 Hãy tự vấn để mà hiểu nghĩa
Niềm tin yêu khai phóng bất ngờ
 
Tuổi cao niên tâm hồn trong sáng
Góp nhặt từng công đức lót đường
Tâm bồ đề không hề thối chuyển
Dù ra sao quyết chí noi gương…
 
Những thành tích tạo nên biểu tượng
Biểu tượng nào rồi cũng đáng yêu
Vòng tay mẹ trao truyền bí kíp
Mất mẹ hiền trữ lương cao siêu
 
Truyền thống đó nuôi ta khôn lớn
Tình của mẹ miên viễn thiên thu
Mẹ chỉ muốn đứa con của mẹ
Yêu cuộc đời trân quý đường tu
           
  Mùa Phật Đản PL2561-2017 
  Viện Chủ chùa Bảo Quang 
                         
 Thích Quảng Thanh